Nguyên tắc tòa án xét xử độc lập trong tố tụng dân sự

bởi NguyenDucThuan
nguyên tắc tòa án xét xử độc lập

Ở nước ta, tính độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm từ lâu đã là một nguyên tắc Hiến định; (được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013); được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Tố tụng hành chính; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Vậy, Nguyên tắc tòa án xét xử độc lập trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nguyên tắc tòa án xét xử độc lập là gì?

Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Từ điển tiếng Việt, “độc lập” là “tự mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác”; “xét xử” là “xem xét và xử các vụ án”. Với cách giải thích này có thể hiểu độc lập xét xử là việc toà án và thẩm phán tiến hành giải quyết và ra quyết định về việc giải quyết vụ án mà không bị ảnh hưởng, chi phối; phụ thuộc vào bất kì
cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Dưới góc độ khoa học pháp lí, độc lập xét xử của toà án cũng được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau.

Trong tố tụng dân sự, nguyên tắc là “những tư tưởng pháp lí chỉ đạo; định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự; và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự”.

Do đó, nguyên tắc toà án xét xử độc lập trong tố tụng dân sự được hiểu là tư tưởng pháp lí chỉ đạo; có tính bắt buộc chung; được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự để toà án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân tiến hành giải quyết và ra quyết định đối với vụ, việc dân sự thuộc thẩm quyền dựa trên sự đánh giá khách quan, vô tư về các tình tiết, sự kiện của vụ, việc dân sự và các quy định của pháp luật mà không chịu ảnh hưởng, chi phối, tác động của bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Nội dung nguyên tắc tòa án xét xử độc lập

Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định như sau:

“1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự. Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân; việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào”.

Nguyên tắc này bao gồm những nội dung sau:

Độc lập theo thẩm quyền và theo cấp

– Khi giải quyết vụ, việc dân sự; toà án độc lập với cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

– Sự độc lập của mỗi cấp xét xử theo thẩm quyền. Toà án cấp dưới độc lập với toà án cấp trên, toà án cấp trên không được đưa ra đường lối xét xử cụ thể cho từng vụ, việc dân sự. Mọi việc tham khảo ý kiến của toà án cấp trên trước khi ra quyết định và việc toà án cấp trên chỉ đạo; can thiệp vào việc ra phán quyết của toà án cấp dưới đều bị coi là vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của toà án.

Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập

– Khi giải quyết vụ, việc dân sự; thẩm phán, hội thẩm nhân dân được tự mình quyết định việc giải quyết vụ, việc mà không phụ thuộc vào bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào; không bị chi phối bởi ý kiến của nhau; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của chính mình. Không cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vào hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Mọi việc trao đổi về nội dung vụ việc; đường lối và phương án giải quyết trong nội bộ của toà án; hoặc giữa các thành viên của hội đồng xét xử trước khi ra phán quyết đều không được chấp nhận.

– Thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ, việc; tuyệt đối không được tuỳ tiện trong việc giải quyết vụ, việc.

Nguyên tắc tòa án xét xử độc lập trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trong. Đây là cơ sở để tòa án xét xử đúng pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc toà án xét xử độc lập

Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 tiếp tục kế thừa nguyên tắc toà án độc lập xét xử trong BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) để đảm bảo việc giải quyết vụ, việc dân sự chính xác; đúng pháp luật. Qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn nữa tính độc lập xét xử của toà án được khẳng định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013; Điều 12 BLTTDS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung. Theo đó, nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc giải quyết vụ, việc dân sự của thẩm phán, hội thẩm nhân dân dưới bất kì hình thức nào.

Trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc toà án độc lập xét xử chưa được thực sự tôn trọng và tuân thủ; dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chưa được bảo vệ công bằng và khách quan.

Vẫn còn tình trạng các nhân tố bên ngoài tác động đến việc xét xử độc lập của toà án nói chung và thẩm phán, hội thẩm nhân dân nói riêng. Chẳng hạn, tình trạng toà án cấp trên quản lí toà án cấp dưới cả về tổ chức, tài chính; và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Hay mối quan hệ hành chính giữa thẩm phán với lãnh đạo toà án; vì nhiều nguyên nhân khác nhau lại chi phối hoạt động của thẩm phán, hội thẩm. Điều này đã hạn chế hoặc làm mất đi tính độc lập của thẩm phán hay hội thẩm khi tham gia xét xử.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Nguyên tắc tòa án xét xử độc lập trong tố tụng dân sự”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Độc lập tư pháp là gì?

Tư pháp độc lập là khái niệm nhấn mạnh vào việc nền tư pháp nên tách biệt hoàn toàn với các nhánh khác của chính phủ, đồng nghĩa tòa án không nên chịu tác động không chính đáng từ các nhánh khác hoặc từ lợi ích tư nhân hay lợi ích đảng phái.

Xét xử độc lập theo quy định của Luật tổ chức tòa án

Điều 9 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định:
     “1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
      2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Ý nghĩa của nguyên tắc độc lập trong xét xử?

Hoạt động xét xử của Tòa án là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực tư pháp. Xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án là trung tâm của việc thực hiện và xét xử là hoạt động trọng tâm, đòi hỏi việc xét xử phải bảo đảm tính độc lập. chính vì vậy, nguyên tắc độc lập xét xử được coi là tiền đề nền tảng của hoạt động tư pháp trong nhà nước pháp quyền, là bảo đảm quan trọng cho việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm