Nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có rủi ro gì không?

bởi Quỳnh
Nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có rủi ro gì không?

Xin chào Luật sư X, tôi có một vấn đề thắc mắc mong nhận được tư vấn. Tôi và 2 người bạn của tôi đang có ý định muốn thành lập công ty cổ phần. Chúng tôi muốn công ty có 2 người đại diện theo pháp luật có được không? Trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì có gặp phải rủi ro gì hay không? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật doanh nghiệp của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Nội dung tư vấn

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” là khái niệm dùng để chỉ cá nhân đóng vai trò là đại diện cho doanh nghiệp; tham gia xác lập các giao dịch; thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng thời, là đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự; nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án; Trọng tài.

Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng là người thay mặt doanh nghiệp thực hiện các quyền; và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vậy một doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật hay không?

Nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có được không?

Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp….”

Như vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn; và công ty cổ phần hiện nay có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định: Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Có thể thấy, pháp luật hiện hành không quy định số lượng tối đa người đại diện theo pháp luật; nhưng quy định doanh nghiệp (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) phải đảm bảo tối thiểu 1 người đại diện theo pháp luật.

Nhiều người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp liệu có rủi ro gì hay không?

Rủi ro trong trường hợp giao dịch với người không còn là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, việc phân công quyền; và nghĩa vụ của những người đại diện theo pháp luật được xác lập; và ghi nhận trong Điều lệ của công ty.

Trong một số trường hợp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã bị bãi nhiệm; nhưng họ vẫn xác lập các giao dịch đại diện nhân danh doanh nghiệp; trong thời gian doanh nghiệp đang làm thủ tục đăng ký lại người đại diện với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Mặt khác, tại thời điểm đó, những người đại diện theo pháp luật còn lại trong doanh nghiệp; theo quy định tại Điều lệ công ty lại không có thẩm quyền ký kết các giao dịch trên. Mà đối tác ký kết hợp đồng rất khó để biết được thẩm quyền đại diện theo pháp luật của người ký kết hợp đồng với mình đã bị bãi nhiệm.

Khi đó, các giao dịch nhân danh doanh nghiệp; do người đại diện theo pháp luật đã bị bãi nhiệm thực hiện với các chủ thể khác sẽ khó để chứng minh ý nghĩa; và hiệu lực pháp lý đối với doanh nghiệp.

Rủi ro trong trường hợp có sự bất đồng giữa các đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; thì việc xảy ra mâu thuẫn; bất đồng giữa những người đại diện là điều khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trên thực tế gặp phải những vướng mắc; và lúng túng trong quá trình áp dụng khi xảy ra tình trạng trên.

Trên thực tế thường xảy ra tình trạng một người đại diện theo pháp luật ký văn bản với nội dung A; gửi cho các bên có liên quan và cả cơ quan quản lý. Nhưng sau đó, người đại diện theo pháp luật khác của doanh nghiệp gửi một văn bản với nội dung hoàn toàn trái ngược.

Như vậy, trong trường hợp trên các bên sẽ khó xác định được văn bản nào mới có giá trị pháp lý. Với việc tồn tại song song nhiều người đại diện theo pháp luật trở lên, sẽ là vướng mắc rất lớn cho doanh nghiệp; nếu xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông; các người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Do đó, với trường hợp của bạn thì công ty bạn hoàn toàn có quyền có 2 người đại diện theo pháp luật; và phải quy định cụ thể quyền; nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên, để tránh một số rủi ro nêu trên; thì công ty bạn nên chọn 1 người làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nếu không quy định rõ quyền cho từng người đại diện theo pháp luật; thì khi gây thiệt hại cho doanh nghiệp ai sẽ chịu trách nhiệm?” answer-0=”Theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật không quy định rõ trong Điều lệ công ty; thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều có đủ thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp trước bên thứ ba. Nếu không quy định rõ quyền cho từng người; thì tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Khi nào đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật?” answer-0=”Theo Luật Doanh nghiệp 2020, đối với công ty TNHH có 02 thành viên; nếu có thành viên không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật; thì người còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật; cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên. Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 11 trường hợp đương nhiên trở thành người đại diện của công ty TNHH hai thành viên.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?” answer-0=”- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; + Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; + Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này. – Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định nêu trên. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm