Nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn tại Hưng Yên không thể khởi tố hình sự?

bởi
Nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn tại Hưng Yên không thể khởi tố hình sự?
Gần đây, vụ việc đánh, lột quần áo bạn của nhóm học sinh nữ gồm 5 người ở Hưng Yên gây bức xúc và hoang mang dư luận. Các em tuy mới chỉ có lớp 9 nhưng đã có những hành động đánh bạn một cách dã man, lột quần áo bạn trước mặt đám đông học sinh, điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo lực học đường. Vậy với trường hợp này thì pháp luật sư xử lý như thế nào?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Dư luận đang xôn xao khi được tin một nữ học sinh tên là H.Y(lớp 9), Hưng Yên bị 5 học sinh nữ cùng trường đánh hội đồng, lột quần áo trước sự chứng kiến của nhiều người. Thậm chí nhóm học sinh này còn quay hình lại và tung clip lên mạng. Đoạn clip được tung lên gây bất bình cho nhiều người xem, và đa số đều cho rằng cần phải có những biện pháp xử lý thích đáng để sự việc vừa có tính giáo dục lại vừa có tính răn đe. Với tính chất vụ việc, với sự nhận định ban đầu thì nhóm “côn đồ nhí” này đang có dấu hiệu của hai loại tội phạm chính:

  • Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 Bộ luật hình sự 2015) 
  • Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật hình sự 2015).

Cùng phân tích xem sao:

1. Tội cố ý gây thương tích

Dựa trên đoạn Clip được lan truyền trên mạng cho thấy, nhóm học sinh nữ gồm 5 người liên tiếp có những đành động đưa tay đánh, giật tóc, dùng chân đá mạnh vào mặt cũng như người em H.Y một cách dã man. Như vậy có thể thấy, hành vi của nhóm học sinh đã vi phạm pháp luật khi xâm phạm thân thể người khác (Một quyền được ghi nhận trong hiến pháp) và rõ ràng đã vi phạm là sẽ bị xử phạt.

Sẽ có hai hình thức xử phạt chính về mặt pháp luật đó là hành chính và hình sự. Xử phạt hành chính được sử dụng khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội danh theo quy định của pháp luật hình sự. Vậy yếu tố cấu thành tội danh “Cố ý gây thương tích” là như thế nào?

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

đ) Có tổ chức; 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

i) Có tính chất côn đồ; 

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 

c) Phạm tội 02 lần trở lên; 

d) Tái phạm nguy hiểm; 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; 

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 

Có thể thấy rằng, với việc gây thương tích mà có tỉ lệ tổn thương từ 11% hoặc dưới 11% trong một số trường hợp như: có tính chất côn đồ, có tổ chức, dùng vũ khí … (tại điểm a đến k Khoản 1) thì sẽ bị khởi tố hình sự. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của hành vi càng cao, hậu quả lớn, thương tích nặng thì sẽ có những mức xử phạt lớn hơn (Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 134 này)

2. Tội làm nhục người khác

Không những đánh đập mà nhóm học sinh còn lột quần áo nữ sinh trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác đồng thời quay và đăng tải clip lên mạng để lan truyền phát tát nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm nạn nhân. Với hành vi này có thể cấu thành tội danh về “làm nhục người khác” theo điều 155 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy rằng, trong trường hợp vi phạm và bị khởi tố với tội danh nói trên thì mức xử phạt có thể từ cải tạo không giam giữ tới 5 năm tù tùy vào mức độ vi phạm.

Tất nhiên, đây là trong trường hợp thông thường khi mà người phạm tội đã có đủ tuổi, nhận thức, năng lực hành vi. Đối với trường hợp nhóm “côn đồ nhí” này hơi phức tạp hơn một chút khi những “bị can” đều là học sinh lớn 9 nghĩa là trong độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Đây là một độ tuổi nhạy cảm và sẽ có sự khác biệt về mức phạt khi vi phạm.

3. Xử lý thế nào với độ tuổi này

Hành vi thì đã có dấu hiệu của tội phạm rồi. Tuy nhiên, 5 nữ học sinh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình hay không thì đó lại là câu chuyện liên quan đến độ tuổi của nhóm học sinh này.

Pháp luật quy định rõ, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 

Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? hãy xem ở bài viết này:

Điều này có nghĩa là, nếu thời điểm “côn đồ nhí” thực hiện hành vi phạm tội này đã từ đủ 16 tuổi thì phải bị xử lý hình sự kể cả trường hợp thương tích dưới 11% (ví đây là hành động được coi là có tổ chức và kéo dài trong một khoảng thời gian)

Còn nếu 5 nữ học sinh này từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Vậy cố ý gây thương tích khi nạn nhân bị thương tật nặng (thương tích của nạn nhân từ 61 % trở lên – Nghĩa là ở Khoản 3 Điều 134 trở lên) thì mới được coi là đặc biệt nghiêm trọng.

Ở khoản 1 (mức phạt đến 3 năm tù) thì thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Ở khoản 2 (mức phạt đến 6 năm tù) thì thuộc tội phạm nghiêm trọng. Và ở Khoản 3 khi gây tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên (mức phạt cao nhất là 10 năm tù) được coi là tội rất nghiêm trọng).

Như vậy, tỉ lệ thương tật trong vụ việc này rất quan trọng. Việc giám định sẽ trở thành căn cứ pháp lý để xử lý nhóm “côn đồ nhí” này. Nếu không đủ tỉ lệ 61% thương tật thì khả năng cao sẽ không thể xử lý hình sự được nhóm nữ sinh này.

Còn nếu hậu quả xảy ra chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì 5 nữ học sinh đánh bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

4. Có đưa vào trại giáo dưỡng được hay không?

Nhiều người chắc cũng đang tự đặt câu hỏi rằng liệu có áp dụng biện pháp hành chính đó là đưa nhóm nữ quái này vào trường giáo dưỡng (Như Khá BảnH) được hay không. Chúng ta cùng tìm hiểu xem sao: 

Để “được” đưa vào trường giáo dưỡng thì cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: 

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Hãy chú ý ở Khoản 2, 3 của Điều này:

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Nhóm học sinh này đã đáp ứng điều kiện về đủ độ tuổi (14 – 16 tuổi), nhưng để biết có thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng (mà còn do vô ý) thì lại phải xét về tỉ lệ thương tật như đã nêu ở mục 3. Đánh bạn thì không phải lỗi vô ý, do đó thì dù đáp ứng đủ điều kiện về thương tật thì cũng sẽ khởi tố hình sự chứ không thể đưa vào trường giáo dưỡng. 

Chung quy lại vấn đề, tỉ lệ thương tật chính là điểm mấu chốt để giải quyết vụ việc. 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm