Những dấu hiệu nhận biết tội cho vay lãi nặng

bởi
Những dấu hiệu nhận biết tội cho vay lãi nặng

Vay tiền là một giao dịch dân sự tương đối phổ biến trong xã hội. Trong giao dịch này, các bên có thể tính lãi suất tiền vay theo thời gian hoặc không tính. Trên thực tế, giao dịch vay tiền thường có lãi suất. Lãi suất vay khi vượt quá mức cho phép của pháp luật có thể dẫn đến thỏa thuận về lãi suất vô hiệu một phần hoặc có thể thuộc trường hợp phạm tội – tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Vậy, tội cho vay lãi nặng có những đặc điểm gì ? Mức phạt đối với người phạm tội này ra sao ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tội cho vay lãi nặng

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cho vay nặng lãi được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự; lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận nhưng với mỗi khoản vay lãi suất không được vượt quá 20%/năm trừ trường hợp một bên là tổ chức tín dụng; thì hai bên có thể thỏa thuận mức lãi suất do đó sự thoả thuận này có thể vượt quá mức lãi suất của ngân hàng; và vẫn được pháp luật công nhận.

Trường hợp tại thời điểm vay các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng lại không ghi rõ mức lãi suất thì khi có xảy tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn’ pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vay tài sản được coi là phía yếu hơn.

Như vậy; nếu giao dịch dân sự giữa cá nhân với cá nhân mà cho vay với mức lãi suất vượt quá 20%/năm sẽ bị coi là cho “vay nặng lãi”, và mức lãi suất trên được coi là không có hiệu lực và nếu có tranh chấp xảy ra; pháp luật sẽ không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá này.

Tùy theo mức độ và hành vi, tính chất của sự việc cũng như mức lãi suất cho vay mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy; về bản chất, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hay tội cho vay nặng lãi là việc bên cho vay thực hiện giao dịch vay với mức lãi suất cao vượt quá 8.33%/tháng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính từ khoản vay.

Cấu thành tội cho vay nặng lãi

Để làm rõ hơn về Tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự; các yếu tố cấu thành của tội phạm này; cụ thể:

Về chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội cho vay nặng lãi không phải là chủ thể thường. Cho nên bất cứ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên; có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi thì đều phải chịu trách nhiệm về tội này.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm đến; và quan hệ xã hội mà tội cho vay nặng lại xâm phạm ở đây là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

Ngoài ra cho vay nặng lãi có thể là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm trật tự an toàn; an ninh khi có hành vi siết nợ diễn ra trên thực tế.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Khi xét đến mặt chủ quan của tội phạm, người ta xét đến yếu tố lỗi của người phạm tội; đối với tội cho vay nặng lãi, lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý; tức là biết rõ hành vi cho vay lãi xuất cao của mình là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện vì lợi nhuận bất chính kiếm được là rất cao.

Mặt khách quan tội phạm:

  • Về hành vi: hành vi khách quan của tội này là hành vi cho người khác vay tiền; nhưng là cho vay với mức lãi xuất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong hợp đồng dân sự.
  • Việc cho vay này có thể được lập thành hợp đồng hoặc không; do tính chất trái pháp luật của hành vi nay; nên rất ít khi bên cho vay và bên vay có lập một hợp đồng vay ghi mức lãi suất rõ ràng mà thường chỉ là hai bên thỏa thuận bằng miệng với nhau.
  • Bên cho vay thường dùng thủ đoạn lợi dụng lúc người vay đang gặp khó khăn về tài chính; để người vay phải vay với lãi suất cao.
  • Hậu quả gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay do phải trả một khoản lãi quá cao so với quy định.

Hình phạt đối với tội này theo bộ luật hình sự

Mức phạt của tội cho vay nặng lãi được quy định cụ thể tại Điều 201 bộ Luật hình sự như sau:

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc nhận án treo đến 03 năm đối với trường hợp:

  • Người thực hiện cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự; cụ thể theo quy định hiện nay là vượt quá 8.33%/ tháng.
  • Có thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
  • Hoặc trường hợp người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích.

Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải nhận hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, và bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tính chất bóc lột trong vay nặng lãi hiểu như thế nào?

Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Theo điều 174, Bộ luật hình sự; có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…
Như vậy; lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.

Nếu không thống nhất được về lãi suất khi xảy ra tranh chấp thì áp dụng mức lãi suất nào?

Căn cứ theo Điều 468 BLDS 2015; quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn; quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm