Chào Luật sư! Hiện nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, hoạt động xét xử của Tòa án ít nhiều bị ảnh hưởng. Vậy có khi nào việc xét xử được thực hiện công khai không? Những trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến là những trường hợp nào? Hi vọng Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Nghị quyết số 33/2021/QH15
Nội dung tư vấn
Thời gian gần đây, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; kéo dài, do thực hiện giãn cách xã hội, nhiều Toà án không thể đưa vụ án ra xét xử theo thời gian luật định. Việc này làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tư pháp, quyền và lợi ích của Nhà nước; tổ chức; cá nhân.
Để giải quyết vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế tổ chức xét xử trực tuyến trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Xét xử là gì?
Xét xử là hoạt động đặc trưng của tòa án để xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Phiên tòa trực tuyến là gì?
Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án; có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng; cho phép bị cáo; bị hại; đương sự; người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh; âm thanh và tham gia các trình tự; thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Đặc điểm của hoạt động xét xử của Tòa án
Hoạt động xét xử của Tòa án là hình thức áp dụng pháp luật quan trọng. Tính chất “áp dụng pháp luật” của hoạt động xét xử được biểu hiện ở những điểm sau đây:
Hoạt động xét xử là hoạt động quyền lực
Xét xử là hoạt động phán quyết của cơ quan thay mặt Nhà nước nhằm khôi phục trật tự nếu nó bị xâm phạm; hoặc nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân; của tập thể; của quốc gia và xã hội.
Vì vậy, đây là một hoạt động quyền lực nhà nước đặc thù; nó không đơn thuần chỉ là dàn xếp; hòa giải. Mặc dù về thực chất, dàn xếp và hòa giải cũng có mục đích như vậy. Do đó, có mối liên quan khăng khít với hoạt động xét xử.
Hoạt động xét xử là quá trình áp dụng pháp luật sáng tạo
Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án bao gồm những bước sau đây:
- Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung điều luật
- Phát hiện những mâu thuẫn trong các nội dung của những quy định đang được áp dụng với các quy định pháp luật hiện hành khác (xung đột luật)
- Tìm giải pháp nhằm hợp lý hóa những quy định trái hoặc khác nhau trong khuôn khổ có thể lựa chọn được; nhất là khi vận dụng các khái niệm đánh giá (mức độ tùy nghi)
- Sử dụng nguyên tắc tương tự khi phát hiện các “lỗ hổng” của pháp luật
- Đề xuất những nội dung điều chỉnh mới với cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi quy phạm pháp luật.
Như vậy, xét xử là cả một quá trình hoạt động sáng tạo của Tòa án
Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc sử dụng cường độ áp dụng quy định của pháp luật
Chính sách pháp luật trong thực tiễn là sự nối tiếp; sự cụ thể hóa chính sách được thể hiện trong pháp luật. Tuy cơ quan thực tiễn không có quyền làm ra những quy phạm có hiệu lực phổ biến đã được thể chế hóa bằng pháp luật; nhưng sự biểu hiện của pháp luật trong thực tiễn bao giờ cũng đa dạng hơn, phong phú hơn so với khi nó đang được chứa đựng trong các quy phạm và chế định của pháp luật.
Điều đó được biểu hiện thông qua bốn khả năng mà Tòa án – cơ quan áp dụng pháp luật được phép có: khả năng sử dụng những “cường độ” khác nhau khi áp dụng quy định của pháp luật; khả năng vận dụng các quy phạm đánh giá; khả năng áp dụng tùy nghi các quy định của pháp luật và khả năng giải thích pháp luật.
Vai trò của hoạt động xét xử khi sử dụng các quy định có tính chất đánh giá của pháp luật
Chẳng hạn, trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự, có thể xem xét vấn đề về mối tương quan giữa yếu tố thuộc về hành vi tội phạm và yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội.
Vai trò của hoạt động xét xử khi sử dụng khả năng áp dụng tùy nghi các quy định của pháp luật
Chúng ta đều biết rằng, pháp luật chỉ ghi nhận và điều chỉnh những hoàn cảnh và hành vi đặc trưng nhất và điển hình nhất trong đời sống thực tế; coi đó là những quy tắc mẫu mực hợp lý nhất. Đó là cũng là yêu cầu về tính ổn định của pháp luật.
Chính vì vậy, các quy phạm của pháp luật không thể phản ánh được hết tất cả các mặt của đời sống xã hội rất sinh động và đa dạng.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là quy định của pháp luật luôn luôn chỉ là quy định đông cứng mà không có ý nghĩa đối với hoàn cảnh và thời gian cụ thể. Nhiều quy định của pháp luật. Ngay từ đầu, đã chủ tâm tạo ra những khả năng để vận dụng và hiểu tùy theo hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể.
Những trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến từ năm 2022
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký, ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 (có hiệu lực 01/01/2022) về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến, Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp sau đây:
Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
Do đó, từ ngày 01/01/2022, các trường hợp trên có thể được xét xử trực tuyến.
Giải quyết vấn đề
Ở Việt Nam, xét xử trực tuyến là vấn đề mới, pháp luật hiện hành chưa có quy định về hình thức xét xử trực tuyến và cách thức tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến; việc xét xử liên quan đến nhiều quy định của pháp luật tố tụng hiện hành; tác động đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ ngày 01/01/2022, một số trường hợp được tiến hành xét xử trực tuyến.
Có thể bạn quan tâm
- Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo hay không?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Những trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến từ năm 2022 Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi liên quan
Dựa trên quy định tại Điểm 6, điểm 7 Điều 3 Thông tư số 01/2016/TT- CA, Tòa Gia đình và người chưa thành niên thực hiện chức năng xét xử; giải quyết các vụ việc sau:
Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND;
Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Căn cứ vào Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định rõ Nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau: Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Có 8 biện pháp ngăn chặn, bao gồm:
– Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
– Biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp,..
– Biện pháp tạm giữ; biện pháp tạm giam;
– Biện pháp bảo lĩnh;
– Biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
– Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
– Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.