Tội làm tiền giả

bởi
Tội làm tiền giả
Việc lưu hành tiền giả diễn ra tương đối nhiều trên thực tế, hành vi này có thể gây ra lạm phát về kinh tế và rối loạn an ninh trật tự trên địa bàn. Vì vậy, hành vi làm tiền giả hiện nay bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
  • Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ tiền Việt Nam.

Nội dung tư vấn:

1. Hành vi làm tiền giả được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 130/QĐ-TTg có giải thích từ ngữ tiền giả như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ Các từ ngữ trong Quyết định này được hiểu như sau : 1. Tiền Việt Nam theo quy định tại Quyết định này được hiểu gồm: tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) phát hành. 2. Tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành.

Hành vi làm tiền giả là là hành vi sản xuất và đưa vào lưu hành tiền mà không được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

2. Hành vi làm tiền giả là hành vi bị cấm

Theo Điều 3 Quyết định số 130/QĐ-TTg có quy định về những hành vi bị cấm như sau:

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định trên, hành vi làm tiền giả là một trong những hành vi bị cấm theo pháp luật Việt Nam.

3. Hành vi làm tiền giả bị xử lý như thế nào?

Hành vi làm tiền giả là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nên hành vi này đã được pháp luật Việt Nam nghiêm cấm và quy định rõ về khung hình phạt đối với hành vi này. Cụ thể được quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hành vi làm tiền giả này phải thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm như sau:

Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, bất cứ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi nhất định đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Về mặt khách thể của tội phạm

  • Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tiền tệ.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền.

Về mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi làm tiền giả bằng các hình thức: in ấn, photo tiền giả giống hệt tiền thật,…
  • Hậu quả: Đối với tội làm tiền giả thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, hậu quả do hành vi làm tiền giả gây ra là rất nghiêm trọng vì nó xâm phạm đến việc phát hành, lưu hành, quản lý tiền tệ của Nhà nước. Cũng chính vì tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội này nên nhà làm luật không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, tức là chưa cần gây ra hậu quả tội phạm đã hoàn thành.
  • Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm: Ngoài hành vi khách quan, đối với tội làm tiền giả nhà làm luật không quy định các dấu hiệu khách quan khác như đối với một số tội phạm khác. Tuy nhiên, khi xác định thế nào là tiền giả thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn về để biết được tiền có phải là giải hay không.

Về mặt chủ quan của tội phạm

  • Người phạm tội làm tiền giả thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
  • Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng việc xác định động cơ phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc quyết định hình phạt. Người phạm tội vì trục lợi mà làm tiền giả nguy hiểm hơn nhiều so với người phạm tội biết là tiền giả nhưng vì tiếc của mà đem lưu hành (thường là bị trả nhầm tiền giả sau đó mới biết nhưng vì tiếc của nên đem tiêu).

Hình phạt

  • Hình phạt chính: Gồm 3 khung hình phạt
    • Khung 1: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
    • Khung 2: Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
    • Khung 3: Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm