Xin chào Luật sư X,
Cháu tôi do cướp tài sản vào năm 2020 của người khác nên hiện tại đang phải trả giá ở trong tù 3 năm. Tôi muốn hỏi phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không? Cháu tôi ở trong đó có được gửi thư về cho gia đình không? Cũng như gia đình tôi có thể gửi đồ cho cháu được không? Nuôi phạm nhân hết bao nhiêu tiền?
Mong Luật sư giải đáp.
Tôi cảm ơn ạ!
Cơ sở pháp lý
Thông tư 14/2020/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Phạm nhân là gì? Phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không?
Phạm nhân theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là người phạm tội.
Phạm nhân là người đã bị Toà án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Phạm nhân là người phạm tội đã bị Toà án kết án hình phạt tù nhưng đang được cải tạo trong các trại giam hoặc là người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành.
Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền của phạm nhân
a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
d) Được lao động, học tập, học nghề;
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
Nghĩa vụ của phạm nhân
a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
- Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này. Vậy phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không?
Phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không?
Phạm nhân được liên lạc với người thân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Thi hành án Hình sự 2019, quy định:
Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm. Đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 28 của Luật này.
Cùng với Điều 54, cụ thể:
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
Theo đó, một tháng phạm nhân ở trong tù sẽ được gửi 02 lá thư. Bức thư trước khi gửi phải được kiểm tra, kiểm duyệt bởi Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Phạm nhân nhận và gửi thư như thế nào?
Phạm nhân có được gửi thư về cho gia đình không? Căn cứ quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BCA thông tư của Bộ Công an:
1. Phạm nhân được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính và khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải chỉ đạo kiểm tra, kiểm duyệt thư phạm nhân gửi và nhận, nếu xét thấy nội dung không phù hợp với công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.
2. Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân được bố trí giam giữ riêng hoặc đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể hạn chế việc phạm nhân nhận, gửi thư nhưng không quá 03 tháng. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế nhận, gửi thư cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
3. Phạm nhân đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác mà cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị cơ sở giam giữ phạm nhân không giải quyết cho phạm nhân nhận, gửi thư thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét thực hiện theo đề nghị của cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho phạm nhân và thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
Tại Điều 43 Luật thi hành án hình sự 2019 thì quy định như sau: Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
- Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
- Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
- Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ.
Câu hỏi thường gặp:
– Hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật này.
– Biên bản giao nhận người chấp hành án phạt tù; biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người chấp hành án phạt tù gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân,…
– Tài liệu phản ánh kết quả chấp hành các quy định về thi hành án phạt tù; tài liệu về sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù; trong thời gian chấp hành án; …
– Tài liệu khác có liên quan trong quá trình chấp hành án.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính gây nguy hại rất lớn cho xã hội; có mức cao nhất của khung hình phạt được quy định; đối với tội này là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng là một trong bốn nhóm tội được phân loại trong Bộ luật hình sự. Theo quy định của Bộ luật hình sự có hai dấu hiệu xác định tội phạm rất nghiêm trọng. Đó là tính nguy hại rất lớn cho xã hội; và mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù; trong đó dấu hiệu thứ nhất có tính quyết định, quy định dấu hiệu thứ hai.
Phòng ngừa tội phạm là tư tưởng chỉ đạo của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm; quyển theo quy định của pháp luật cũng như cách thức, biện pháp của công dân; được thực hiện nhằm hạn chế và phòng ngừa tội phạm xảy ra; nếu tội phạm xảy ra thì phải hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả và tác hại của nó.
Phòng ngừa tội phạm mang tính hệ thống, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất; và có sự phối hợp nhịp nhàng, quan hệ hữu cơ; giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân.