Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thực hiện thủ tục như thế nào?

bởi
Thủ tục yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Hành vi đốt nhà xảy ra vào tháng 10/2016, qua điều tra xác minh CQĐT xác định vụ cháy có tác nhân từ một cá nhân nào đó, nên đã yêu cầu gia đình làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhưng đến nay là tháng 4/2018 nhưng chưa đưa ra kết luận chính xác. Nay gia đình muốn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vậy gia đình cần phải làm những gì và đi đến đâu để được giải quyết?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Trong trường hợp của bạn, bạn đã báo lại sự việc với cơ quan công an. Cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để làm rõ sự việc. Căn cứ để có thể yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên. Trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện. Đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án liên quan đến hành vi đó.

Từ khái niệm trên đây chúng ta có thể nhận thấy, bản chất pháp lý của giai đoạn này là ở chỗ: Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội. Và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố; hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó.

Quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự

Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  • Tố giác tội phạm của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Thời hạn giải quyết về yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Thủ tục giải quyết về yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Như vậy, trong thời hạn tối đa 2 tháng, cơ quan công an phải đưa ra quyết định có khởi tố vụ án hay không. Trường hợp của bạn đã kéo dài đến 6 tháng, vượt quá thời gian này. Bạn có thể làm đơn khiếu nại đến cơ quan công an, yêu cầu giải quyết vụ việc cho bạn.

Có được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trước khi xét xử không?

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cho phép người bị hại có thể rút yêu cầu khởi tố vụ án vào bất cứ giai đoạn tố tụng nào trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm đảm bảo cho bị hại có nhiều thời gian để cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại trong việc đưa vụ án ra xét xử. Bị hại có thể rút yêu cầu khởi tố vụ án ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, vấn đề còn lại của cơ quan tiến hành tố tụng là phải giải quyết yêu cầu này của bị hại một cách hợp lý, đúng quy định pháp luật. Đối với trường hợp này, có thể phát sinh hai trường hợp là bị hại rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.

Tuy nhiên, quá trình áp dụng quy định này vào thực tiễn phát sinh vướng mắc, bất cập cần phải được khắc phục, nhất là đối với trường hợp bị hại rút yêu cầu khởi tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Bên cạnh đó, trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là gì?

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.

Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là gì?

1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8.Bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Cơ quan nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự?

1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp luật định.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm