Tội phạm có thể đang diễn ra hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta. Việc phát hiện và tố giác tội phạm không chỉ là công việc của cơ quan chức năng có thẩm quyền mà còn có thể được đóng góp bởi chính người dân. Do đó, pháp luật quy định về tố giác tội phạm là quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc ngăn ngừa, phòng chống tội phạm. Vậy tố giác tộ phạm là gì? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ làm rõ về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tố giác tội phạm là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này. Có thể khái quát tố giác tội phạm là việc một cá nhân có danh tính, địa chỉ được xác thực một cách rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi có dấu hiệu tội phạm mà người cá nhân đó phát hiện được. Tố giác là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Nó khởi phát từ khi cá nhân đó phát hiện ra hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Thực hiện tố giác tội phạm
Việc tố giác có thể được thực hiện bằng 2 cách:
- Cách thứ nhất: tố giác bằng lời nói khi tới cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, UBND các cấp,…. để trình báo.
- Cách thứ hai: tố giác bằng văn bản và gửi tới cho các cơ quan nêu trên.
Bên cạnh đó, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính; hoặc hình sự tùy theo tính chất; mức độ gây thiệt hại của hành vi tố giác sai, vu khống đó.
Tố giác tội phạm có được thưởng không?
Như đã nêu trên. Tố giác tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân góp phần vào công tác phòng ngừa, ngăn chăn, đấu tranh với các loại tội phạm. Đây là một việc làm tốt đẹp đối với xã hội xứng đáng được khen thưởng và tuyên dương. Pháp luật cũng quy định những tấm gương công dân có hành vi; nghĩa cử cao đẹp sẽ được khen thưởng xứng đáng theo Luật thi đua, khen thưởng.
Ngoài ra, việc tố giác tội phạm giúp ngăn chặn những hành vi phạm tội nghiêm trọng gây nhức nhối cho xã hội. Tiêu biểu như những hiệp sĩ trấn áp cướp trên đường phố thường được các cơ quan; đoàn thể khen thưởng; tặng cho những khoản tiền thưởng nhằm khích lệ, biểu dương nghĩa cử cao đẹp.
Người tố giác tội phạm có được giữ bí mật danh tính và bảo vệ không?
Do tính chất nhạy cảm của việc tố giác có thể dẫn tới các hành vi trả đũa; báo thù của các đối tượng bị tố giác. Do đó, pháp luật cũng quy định về quyền được giữ bí mật về thông tin. Cũng như được bảo vệ đối với người tố giác tội phạm. Để nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cùng tâm lý yên tâm khi thực hiện tố giác. Cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 56 Bộ Luật tố tụng hình sự.
Khi tố giác tội phạm, người tố giác có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận tố giác giữ kín bí mật việc tố giác. Tuy nhiên nếu khi đã thực hiện việc tố giác mà sau đó bị đe dọa về tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm và tài sản của mình; hoặc những người thân. Người tố giác có quyền yêu cầu cơ quan chức năng đã tiếp nhận tố giác có những biện pháp thích hợp để bảo vệ. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người thân yêu.
Tố giác tội phạm là nghĩa cử cao đẹp mà mỗi công dân trong xã hội nên làm. Để góp phần ngăn chặn tình hình tội phạm đang ngày càng trở nên phức tạp như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm:
- Giám định tâm thần đối với tội phạm giết người nhằm mục đích gì?
- Quan hệ tình dục với người bị tâm thần có phạm tội không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Tố giác tội phạm là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố.
Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin và kiến nghị khởi tố.
Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố.
Trong quá trình giải quyết; hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp không nhất trí với kết quả giải quyết; hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thỏa đáng; hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền khiếu nại
Trường hợp tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại; hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận… Do đó, để đáp ứng nhu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm. Việc tố giác qua điện thoại vẫn được ghi vào sổ tiếp nhận.