Phân biệt: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền

bởi Luật Sư X
Phân biệt: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền

Trên thực tế, khi không muốn làm một việc gì đó, hoặc “lười” làm một việc gì đó, người ta thường ủy quyền cho người khác làm thay công việc của mình. Tuy nhiên, khái niệm và bản chất của “giấy ủy quyền” và “hợp đồng ủy quyền” lại thường được dùng lẫn vào nhau. Vậy, hậu quả pháp lý của việc nhầm lẫn này là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X

Căn cứ:

Trong hầu hết tất cả các giao dịch từ dân sự, từ thương mại cho đến tố tụng, việc ủy quyền công việc cho người khác thông qua văn bản, lời nói hay hành vi được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như hoạt động ủy quyền đúng pháp luật phải không? Bởi vậy, khi có tranh chấp hay đơn giản chỉ là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên thì việc xem xét xem đó là “Giấy ủy quyền” hay “Hợp đồng ủy quyền” đóng một vai trò rất quan trọng.

Nội dung tư vấn

1. Sự giống nhau giữa “Hợp đồng ủy quyền” và “Giấy ủy quyền”

Về bản chất, 2 khái niệm này chính là giống nhau ở sự “ủy quyền“. Nghĩa là khi bạn thực hiện một hay nhiều công việc nhưng lại không tự mình thực hiện được do một số nguyên nhân, bạn phải nhờ người khác thực hiện thay công việc đó thì người ta gọi đó là ủy quyền. 

2. Sự khác nhau

về tên gọi thì có vẻ giống nhau, tuy nhiên về bản chất thì Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền khác nhau rất nhiều về tính pháp lý, cụ thể qua các tiêu chí sau: 

Tiêu chíHợp đồng ủy quyền            Giấy Ủy quyền                         
1. Khái niệmHợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ( Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ: Việc Đương sự ủy quyền cho Luật sư thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền.Giấy ủy quyền là hình thức đại diện theo ủy quyền một cách đơn phương và thực hiện những công việc theo nội dung ủy quyền trong văn bản Ví dụ:Thường là những giấy ủy quyền của Sếp đối với nhân viên,…
2. Căn cứ pháp luậtBộ luật Dân sự năm 2015Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể
3. Chủ thể ký kếtHợp đồng ủy quyền yêu cầu có sự tham gia ký kết của cả hai bên (Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền).  Như vậy, phải có sự tham gia của hai bên ký kết, nghĩa là hợp đồng này phải được ký dựa trên  sự tự nguyện của các bên. Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền. Có nghĩa là, hành vi này mang tính chất đơn phương. Bởi vậy, Công việc được ủy quyền không mang tính chất cắt buộc đối với bên được ủy quyền. 
4. Ủy quyền lạiViệc ủy quyền lại chỉ được thực hiện nếu có sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật.Không được ủy quyền lại, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5.Tính bắt buộc– Có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc đã được thỏa thuận – Nhận thù lao theo thỏa thuận của các bên– Không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy
6 .Thời hạn ủy quyền– Do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật – 1 năm nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định.  Do ý chí chủ quan của người ủy quyền. Do bản chất, đây là một hoạt động ủy quyền đơn phương.
7. Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyềnCác bên sẽ tự chịu trách nhiệm nếu có thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồngSau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Phân biệt: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm