Phân biệt Nhập/Tách/Chuyển khẩu theo pháp luật hiện hành

bởi Luật Sư X

Tách khẩu, chuyển khẩu hay nhập khái niệm là ba khái niệm thường bị nhầm lẫn vì nhiều người chưa phân biệt được bản chất của từng loại thủ tục này. Vậy, bản chất của từng loại thủ tục như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật Cư trú 2006
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA

Nội dung tư vấn:

Tách Sổ hộ khẩu – ra đời thêm một Sổ hộ khẩu mới

Tách Sổ hộ khẩu là một thủ tục hành chính về việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong một Sổ hộ khẩu muốn làm các thủ tục xóa tên trong Sổ hộ khẩu đó và đăng ký Sổ hộ khẩu mới.

Việc tách khổ khẩu sẽ sẽ làm phát sinh hệ quả pháp lý là có một sổ hộ khẩu mới ra đời, sổ này chứa thông tin của người được tách khẩu. Trường hợp chị có một người tách khẩu thì chính người đó là là chủ hộ (người đứng tên làm sổ hộ khẩu). Còn nếu có nhiều người cùng tách khẩu, thì sẽ lựa chọn một người đủ điều kiện làm chủ hộ theo quy định của pháp luật. 

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 thì Sổ hộ khẩu có thể được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân, việc tách khẩu cá nhân chỉ được thực hiện thông qua các trường hợp sau: 

  • Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình người đó, người sống độc thân và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
  • Người được tách Sổ hộ khẩu theo quy định (tức người đủ năng lực hành vi dân sự, đã nhập vào Sổ hộ khẩu và được chủ hộ đồng ý cho tách Sổ hộ khẩu bằng văn bản);
  • Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;
  • Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
  • Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo sống tại cơ sở tôn giáo.

Chuyển hộ khẩu 

Chuyển hộ khẩu là việc người đang có thông tin trong sổ hộ khẩu, làm thủ tục chuyển thông tin sang sổ hộ khẩu khác. Đây là thủ tục thực hiện với trường hợp có việc chuyển nơi thường trú. Tuy cũng là chuyển thông tin từ sổ hộ khẩu này sang sổ khác, nhưng khác với Tách khẩu thì chuyển khẩu không làm phát sinh sổ hộ khẩu mới. 

Khi muốn thực hiện yêu cầu chuyển khẩu, người có yêu cầu phải thực hiện chuẩn bị các yêu cầu sau:

  • Sổ hộ khẩu mà mình đang có tên 
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu (lưu ý ghi đầy đủ thông tin bao gồm ý kiến và chữ ký của chủ hộ).

Nhập hộ khẩu – chuyển đến nơi thường trú mới

Khác với tách khẩu, chuyển khẩu; thì nhập khẩu là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú khi bạn có sự thay đổi vào nơi sinh sống tại một địa chỉ cụ thể và đăng ký ghi tên vào sổ hộ khẩu tại chính địa chỉ đó. 

Bởi vậy, việc nhập hộ khẩu sẽ có hệ quả là đăng ký thông tin của một cá nhân/hộ gia đình đang sinh sống tại địa chỉ đó. Chính vì thế, nhập khẩu chính là thủ tục cần thực hiện sau khi đã làm thủ tục chuyển hộ khẩu, xóa tên khỏi Sổ hộ khẩu cũ.

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu được quy định tại Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA, bao gồm: 

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Cá nhân được người có Sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào Sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
  • Bản khai nhân khẩu
  • Giấy chuyển hộ khẩu
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như  Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ gia đình (trường hợp đăng ký thường trú với gia đình); văn bản đồng ý cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc ý kiến đồng ý việc đó trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu…

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tách khẩu phải có nhà riêng có đúng không?

Theo như các điều kiện đã trình bày trên bài viết thì để tách khẩu là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu tách hộ khẩu chứ không đặt ra yếu cầu phải có nhà ở riêng.

Tách hộ khẩu cần sự đồng ý của chủ hộ không?

 Trường hợp đã nhập khẩu vào mà không phải trường họp đương nhiên chung một khẩu theo quy định như: “Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.” thì phải được sự đồng ý của chủ hộ khẩu cho tách thì mới được tách trong trường hợp này

Nhập hộ khẩu có cần sự đồng ý của thành viên trong gia đình không?

Theo khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2006 thì một người sẽ không được nhập vào sổ hộ khẩu của gia đình nếu như chủ hộ không đồng ý.
Nếu thành viên trong gia đình không đồng ý nhập khẩu nhưng chủ hộ đồng ý thì người đó vẫn được nhập khẩu gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm