Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, hậu quả xảy ra là có thương tích trên nạn nhân. Còn giết người chưa đạt là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác nhưng do những nguyên nhân ngoài ý muốn mà không thực hiện được. Trên thực tế, rất khó để nhận biết hai hành vi này. Vậy Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt như thế nào? Tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để hiểu rõ nhé.
Căn cứ pháp lý
Giết người chưa đạt là gì?
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Trong đó, giết người không thành là hành vi cố ý thực hiện tội phạm giết người nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, đồng thời chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác.
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, người có hành vi giết người nhưng không thành được xem là phạm tội chưa đạt. Cụ thể, tại Điều 15 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Dấu hiệu của tội giết người chưa đạt
Hành vi được coi là giết người chưa đạt phải đáp ứng các dấu hiệu sau đây:
Người phạm tội đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Có nghĩa là họ đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội giết người (ví dụ: chuẩn bị dao, đâm vào người nạn nhân…)
Người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra.
Người phạm tội mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng để hậu quả chết người xảy ra nhưng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên không được (người bị hại tránh được, có người can ngăn kịp thời, được cứu chữa kịp thời,…)
Cố ý gây thương tích là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tội cố ý gây thương tích phổ biến được chia thành các tội danh như sau:
Tội cố ý gây thương tích được quy định tại (Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Tội cố gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần kích động mạnh (Điều 135 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điều 134, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau; hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù; hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này; hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Do đó Phạm tội cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ nghiêm trọng; và tỷ lệ tổn thương của nạn nhân. Người chuẩn bị phạm tội này cũng bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phân biệt tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích
1. Khái niệm
– Tội giết người chưa đạt là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật nhưng vì lý do khách quan mà nạn nhân không chết.
– Tội cố ý gây thương tích là hành vi cố ý gây tổn thương cho sức khoẻ của người khác dưới dạng thương tích cụ thể.
2. Giống nhau
– Chủ thể: là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về đối tượng tác động: là con người đang sống.
– Về khách thể: đều xâm phạm đến quyền sống và bảo vệ tính mạng của con người.
3. Khác nhau
– Mặt chủ quan: tội giết người chưa đạt là lỗi cố ý trực tiếp còn lỗi của tội cố ý gây thương tích cũng là lỗi cố ý nhưng có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Về hậu quả: tội giết người chưa đạt thì nạn nhân có thể có thương tích hoặc không có thương tích. Còn tội cố ý gây thương tích thì hậu quả là làm cho nạn nhân bị thương tích.
– Mặt khách quan: tội giết người chưa đạt người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội, còn tội cố ý gây thương tích thì hậu quả thương tích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Như vậy dấu hiệu quan trọng để phân biệt hai tội này là nhận thức chủ quan và công cụ phương tiện phạm tội.
Video Luật sư đề cập vấn đề Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mong những thông tin này có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật, tạm dừng công ty,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X.
Hãy liên hệ cho chúng tôi: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Có được đi nghĩa vụ công an khi trên người có vết xăm không?
- Có được uống rượu bia trong cơ sở giáo dục hay không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nêu rõ:
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, người thực hiện hành vi giết người chưa đạt có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.
Mức phạt của tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên sẽ bị Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội đe dọa giết người như sau: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm