Phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự năm 2023

Theo quy định vùng biển hay biển cả không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào thì đó là những nơi tội phạm về cướp biển diễn ra một cách mạnh mẽ. Pháp luật quy định chi tiết về tội phạm này và thẩm quyền tài phán của các quốc gia thành viên. Việt Nam có tư cách là một nước nằm trong mối tương quan với các nước, bộ luật Hình sự nước ta cũng đã có quy định vè tội danh và mức hình phạt với tội danh này. Bài viết dưới đây, LSX sẽ phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội cướp biển theo pháp luật Việt Nam như thế nào?

Căn cứ vào Điều 302 Bộ luật hình sự, Tội cướp biển được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện các hành vi dùng vũ lực tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác, tấn công hoặc bắt giữ người hay cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.

Phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự

Căn cứ tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cướp biển như sau:

Tội cướp biển

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;

b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, tội cướp biển là tội thuộc nhóm tội phạm xâm hại công cộng, cụ thể là an toàn hàng hải. Các yếu tố cấu thành tội cướp biển là:

Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Tội cướp biển xâm phạm đến quan hệ được luật hình sự bảo vệ, đó là  sự an toàn trong lĩnh vực hàng hải. Đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Dấu hiệu khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là:

– Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào. Đây là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm khống chế hoạt động bình thường và hợp pháp của các phương tiện hàng hải, hàng không trên vùng biển không thuộc quyền tài phán và chủ quyền của bất cứ quốc gia ven biển nào.

– Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này: Đây là hành vi sử dụng vũ lực tấn công hoặc bắt giữ nhằm vào con người trên tàu biển, tàu bay tại vùng biển cả hoặc vùng không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào. Nếu như quy định về hành vi đầu tiên tác động vào hoạt động bình thường và hợp pháp của các phương tiện di chuyển thì hành vi thứ hai tác động đến đối tượng là con người.

Phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự năm 2023
Phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự năm 2023

– Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này: Hành vi này có thể được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng thủ đoạn khác chiếm đoạt tài sản, hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản trên các tàu bay, tàu biển.

Địa điểm phạm tội: Biển cả hoặc nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào. Trong đó, Biển cả là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Tuy nhiên có thể thấy các hậu quả của tội này như cản trở hoạt động của tàu bay, tàu biển, thiệt hại tính mạng, sức khỏe của các thủy thủ,.. Hậu quả là dấu hiệu để tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Dấu hiệu chủ quan của tội phạm

Người thực hiện tội cướp biển thực hiện với lỗi cố ý (trực tiếp).  Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Thông thường tội cướp biển được thực hiện bởi chiến lược, kế hoạch đã tính toán sẵn từ trước.

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Là chủ thể bình thường, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi phạm tội thường là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.

Che giấu người phạm tội cướp biển có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội che giấu tội phạm như sau:

Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

Như vậy, người nào có hành vi hứa hẹn trước mà che giấu người phạm tội cướp biển thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.

Theo đó, tội che giấu tội phạm bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Phân tích tội cướp biển theo Điều 302 Bộ luật Hình sự mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý Làm sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Chuẩn bị phạm tội cướp biển có truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về chuẩn bị phạm tội như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người chuẩn bị phạm tội cướp biển vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi nào phạm tội cướp biển bị xử phạt chung thân?

Theo quy định, bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Tội cướp biển có áp dụng hình phạt bổ sung không?

Câu trả lời là Không. Tội cướp biển không áp dụng hình phạt bổ sung, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm