Cùng với sự phát triển của xã hội; các sản phẩm âm nhạc không còn chỉ được lưu hành trong một khu vực địa lý nhất định; mà đã vươn xa ra toàn thế giới. Những năm gần đây, rap dần là thể loại âm nhạc được ưa chuộng với phong cách đường phố, bụi bặm. Tuy nhiên, bên cạnh những người tâm huyết với nghề; là những người lợi dụng chất bụi bặm đó sử dụng những từ ngữ tục tĩu, vô nghĩa và góp phần ảnh hưởng xấu đến một bộ phận lớn giới trẻ; xúc phạm đến tín ngưỡng, đức tin của nhiều người. Vậy hành vi phát hành “nhạc nhảm” có thể bị phạt tiền không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là “nhạc nhảm”?
“Nhạc nhảm” được định nghĩa là những ca khúc mang ý nghĩa trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; hoặc không mang ý nghĩa gì cả mà đơn giản chỉ chứa những từ ngữ vô nghĩa. Việc các bài nhạc với từ ngữ như vậy nhưng lại được giới trẻ thích thú và lan truyền trên mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Thực trạng của việc phát hành “nhạc nhảm” hiện nay
Hiện nay, những bài “nhạc nhảm” đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Đặc biệt là trên nền tảng tiktok với những clip hướng dẫn nhảy trên nền nhạc. Khi được đưa ra tranh luận, nhiều người tỏ quan điểm rằng việc nhảy theo chỉ là do nhạc hay; và không nên quá chú trọng vào từ ngữ.
Gần đây nhất, nhiều bài hát không chỉ vô nghĩa nữa; mà đã chuyển sang những câu từ không thể chấp nhận được như về xuyên tạc về mối quan hệ giữa bố chồng – con dâu; về đạo phật; về tín ngưỡng và phong tục tập quán của dân tộc.
Xử lý hành chính đối với hành vi phát hành “nhạc nhảm”
Theo đó, hành vi phát hành “nhạc nhảm” có thể phải đối mặt với các mức phạt tiền sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
Bên cạnh đó, các hành vi phát hành “nhạc nhàm” còn phải đối mặt với một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc tiêu hủy bản ghi âm, ghi hình.
- Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
- Buộc tháo gỡ bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
Xử lý hình sự đối với hành vi phát hành “nhạc nhảm”
Hiện tại, hành vi phát hành “nhạc nhảm” chưa có quy định xử lý trực tiếp. Tuy nhiên, có thể bị xử lý về tội danh “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” trong một số trường hợp nhất định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB); phổ biến cho từ 10 người đến 20 người; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB); phổ biến cho từ 21 người đến 100 người; phổ biến cho người dưới 18 tuổi; sử dụng mạng interner, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên; phổ biến cho 101 người trở lên.
Giải quyết tình huống
Hiện tại, những hành vi phát hành “nhạc nhảm” được đề xuất mức phạt lên đến 40.000.000 đồng. Không chỉ vậy, những bài hát có nội dung phản cảm sẽ được xóa khỏi các nền tảng trên internet – bao gồm cả các ấn phẩm chính và những clip dance cover trên nền nhạc này.
Có thể bạn quan tâm:
- Đăng ký bản quyền âm nhạc theo quy định mới nhất
- Cover ca khúc âm nhạc có vi phạm pháp luật không?
- Một số lưu ý khi phát nhạc có bản quyền tại các trung tâm thương mại?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Phát hành “nhạc nhảm” có thể bị phạt tiền không theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nếu những ca khúc này xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác; xúc phạm đến tín ngưỡng của quốc gia, dân tộc thì vẫn sẽ bị xử lý; nhưng sẽ cấu thành những tội danh khác.
Hiện tại, đây vẫn là một vấn đề còn khá gây tranh cãi. Tuy nhiên, hiện tại có thể hiểu như sau: việc cover ca khúc âm nhạc của người khác không được coi là vi phạm pháp luật. Nhưng nếu dùng bản cover đó để kiếm tiền, đó chính là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Và đó là hành vi vi phạm pháp luật.