Phụ nữ đang mang thai phạm tội có bị đi tù không?

bởi HaTrang
Phụ nữ đang mang thai phạm tội có bị đi tù không?

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng ưu tiên và được hưởng nhiều chế độ đặc biệt. Vậy phụ nữ đang mang thai phạm tội có bị đi tù không?? Đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Phụ nữ đang mang thai phạm tội có bị đi tù không?

Theo quy định pháp luật, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tùacho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Theo quy định trên, phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng hình phạt tù nhưng sẽ được tạm hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Tuy nhiên, sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp. Vậy đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không?

Với câu hỏi này, tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, Tòa án nhân dân tối cao trả lời như sau: Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; không phân biệt họ cố tình có thai; và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.

Như vậy, dù cố tình có thai và sinh con liên tục thì người bị kết án vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.

Không thi hành án tử hình với phụ nữ mang thai

Ngoài việc hoãn chấp hành án phạt tù, Bộ luật Hình sự còn quy định như sau:

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội; phụ nữ có thai; phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phụ nữ có thai; hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi…

Theo quy định trên, phụ nữ có thai sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hìn không thi hành án tử hình.

Phụ nữ mang thai được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tại Bộ luật Hình sự quy định:

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: … Người phạm tội là phụ nữ có thai…

Như vậy, người phạm tội là phụ nữ có thai sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự; cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, nếu người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ; Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn (theo khoản 1 Điều 54).

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền gặp người thân; người bào chữa; tiếp xúc lãnh sự.

Cần đem giấy tờ gì để gặp người bị tạm giữ, tạm giam?

Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ; người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ.

Thời gian gặp người tham khi đang bị tạm giữ, tạm giam?

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ; một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.
Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm