Mới đây, ngày 21-3 Tổ công tác Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) được người đi đường báo tin có một ôtô đang đỗ; không chịu di chuyển tại ngã tư Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển hướng Ngã Tư Sở. Lúc này, tài xế nằm ngủ trong xe; có biểu hiện say xỉn. Ngay sau đó, một chiến sĩ CSGT Đội CSGT số 7 đã có mặt tại hiện trường; yêu cầu tài xế di chuyển xe vào lề đường; và xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Khi mở cửa ôtô bước xuống, tài xế trên đã lao vào xô xát với chiến sĩ CSGT; đồng thời tự xưng mình là quân nhân. Vậy trường hợp dừng xe khi say rượu để ngủ có bị xử phạt không? Hãy cùng Bộ phận Tư vấn pháp luật giao thông của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn về việc dừng xe khi say rượu để ngủ
Hành vi dừng xe khi say rượu để ngủ
Thế nào là điều khiển phương tiện giao thông?
Điều khiển phương tiện giao thông có thể hiểu là hành vi vận hành phương tiện giao thông trên đường đi trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên vận hành như nào thì rất khó để xác định được trong thực tế. Vậy liệu ngồi trên xe bật điều hòa để ngủ có phải điều khiển phương tiện giao thông không; hay là phải di chuyển xe từ địa điểm này đến địa điểm khác mới là điều khiển.
Như vậy, trường hợp nếu là Luật sư của người quân nhân dừng xe để ngủ trong tình trạng say xỉn ở tình huống trên; thì chúng tôi cho rằng đây không phải là hành vi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định.
Xử phạt do vi phạm nồng độ cồn
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Trước đây, pháp luật có quy định một mức khung nồng độ cồn nhất định thì mới vi phạm; nhưng bây giờ chỉ cần có nồng độ cồn thôi là đã bị xử phạt.
Hơn nữa, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt về nồng độ cồn rất cao; cụ thể mức cao nhất là từ 30 đến 40 triệu đồng; và tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Tại Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định trên thì:
“6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Tuy nhiên, khi được thổi nồng độ cồn thì người quân nhân này chỉ có 0,15mg/lít khí thở; cùng với việc không điều khiển phương tiện giao thông. Vậy nên người quân nhân chỉ bị xử phạt về hành chính với hành vi dừng; đỗ xe trái quy định.
Xem thêm: Mức phạt lái xe có nồng độ cồn
Xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Người quân nhân trong tình huống trên tuy đã dừng xe khi say rượu để ngủ. Nhưng lại có hành vi xô xát với cảnh sát; nên sự việc đã được đưa ra khởi tố với tội danh chống người thi hành công vụ. Với tội danh này thì theo Điều 330 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Vậy dừng xe khi say rượu để ngủ có bị xử phạt không?
Với những lập luận trên, có thể thấy rằng, hành vi dừng xe khi say rượu để ngủ không bị xử phạt theo quy định pháp luật. Và trên thực tế, trường hợp của quân nhân say xỉn đỗ xe để ngủ; cũng không bị xử phạt với lỗi điều khiển phương tiện giao thông do có nồng độ cồn; mà chỉ là yêu cầu kiểm tra giấy tờ để xem có đủ điều kiện tiếp tục sử dụng phương tiện hay không. Nhưng do người quân nhân này đã chống đối lại cảnh sát giao thông; nên kết quả là bị khởi tố vì tội chống người thi hành công vụ.
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề dừng xe khi say rượu để ngủ có bị phạt không. Hi vọng rằng bài viết của Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư giao thông: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25mg/lít khí thở thì bị phạt như thế nào? ” answer-0=”Chủ phương tiện điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg/lít khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra chủ phương tiện còn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/lít khí thở thì bị phạt như thế nào?” answer-0=”Chủ phương tiện điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4mg/lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị xử phạt ra sao?” answer-0=”Chủ phương tiện điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Cùng với hình phạt bổ sung bị tước quyền Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]