Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Việc người điều khiển phương tiện giao thông khi không có giấy phép lái xe là hành vi bị nghiêm cấm. Hiện nay, để việc quản lý của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực giao thông được đảm bảo, pháp luật đã có quy định về việc đổi giấy phép lái xe cho người tham gia giao thông sang thẻ PET. Vậy quy định đổi bằng lái xe máy như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung kiến thức nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định đổi bằng lái xe máy
Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET được khuyến khích vì giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Hiện nay, thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET thực hiện khá đơn giản. Quy định thời hạn đổi giấy phép lái xe máy như thế nào? Mời bạn đọc nội dung tiếp theo của bài viết.
Quy định thời hạn đổi giấy phép lái xe máy
Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.
Như vậy, việc đổi Giấy phép lái xe sang dạng thẻ nhựa (PET) được khuyến khích chứ không hề ép buộc. Người dân có điều kiện thì nên đi đổi sang thẻ PET. Nếu chưa đổi, bằng lái xe cũ vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn. Hiện nay, Giấy phép lái xe máy (hạng A1, A2) không có thời hạn. Vì thế, bằng lái xe máy của người dân không cần đổi vẫn có thể sử dụng vĩnh viễn.
Trước đó, tại Thông tư 58/2015/TT-BGTVT yêu cầu người dân đang sử dụng Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình sau:
– Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4: trước ngày 31/12/2016;
– Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020.
Tuy nhiên, sau đó văn bản này đã bị thay thế bởi Thông tư 12. Và vì thế, trong năm 2020 này, không bắt buộc người dân đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET.
Mặc dù không bắt buộc nhưng người dân nên đổi bằng lái xe sang thẻ cứng PET, bởi đây là loại thẻ nhựa có độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài, lại vừa giúp các cơ quản có thẩm quyền quản lý dễ dàng hơn.
Quy định đổi bằng lái xe máy sang thẻ nhựa
Để tiến hành đổi bằng lái xe cũ dạng thẻ bìa giấy sang thẻ nhựa PET, cần tiến hành qua 04 bước sau:
Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Bước 02: Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người dân có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến.
Bước 03: Đến chụp hình và nộp lệ phí.
Bước 04: Nhận giấy hẹn và đến lấy bằng mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.
Đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi tiến hành làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe, người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.
Tại quy định này không yêu cầu nơi nộp hồ sơ phải là Sở Giao thông Vận tải nơi cư trú hoặc Sở Giao thông Vận tải nơi đã cấp bằng lái cũ.
Vì thế, rõ ràng lái xe hoàn toàn được phép đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng trước đây.
Mặt khác, thẩm quyền của Sở Giao thông Vận tải tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12 (được sửa đổi tại Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) cũng được xác định như sau:
Cấp mới, cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe theo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe ô tô trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo quy định tại Phụ lục XI Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
Như vậy, việc cấp lại Giấy phép đào tạo lái xe thực hiện theo mã số trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe. Những dữ liệu này không lấy từ dữ liệu của Sở Giao thông Vận tải từng tỉnh nên cũng có thể hiểu không cần người lái xe phải đổi bằng lái xe tại đúng tỉnh nơi cấp bằng trước kia cho họ.
Quy định này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe nhất là khi Nhà nước đang khuyến khích người dân đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Chế độ học tập trong ngày của quân đội
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Kịch bản sinh hoạt chi bộ mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định đổi bằng lái xe máy”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, mã số thuế cá nhân tra cứu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Hiện nay, việc đổi Giấy phép lái xe thực hiện trong 03 trường hợp sau:
– Người có Giấy phép lái xe có thời hạn được đổi Giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng (kể cả người có Giấy phép lái xe bị hỏng);
– Riêng người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống;
– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.