Quy định đổi biển số vàng như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Quy định đổi biển số vàng như thế nào?

Quy định đổi biển số vàng như thế nào? Những loại xe nào sẽ phải đổi sang biển số xe vàng? Thủ tục đổi biển số vàng như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Biển số vàng áp dụng cho xe nào?

Theo điểm đ khoản 6 Điều 25 Thông tư 58, biển số vàng được áp dụng đối với xe hoạt động kinh doanh vận tải.

Trong đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP giải thích về xe kinh doanh vận tải như sau:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Nghị định này cũng liệt kê các loại hình xe kinh doanh vận tải bao gồm:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

Xe tải không đăng ký kinh doanh vận tải có phải đổi biển vàng không?

Điểm đ, Khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định: đ) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phưong tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, nếu xe tải không dùng để kinh doanh (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải, để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi) thì không phải đổi biển số xe sang màu vàng.

Quy định đổi biển số vàng như thế nào?
Quy định đổi biển số vàng như thế nào?

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là gì?

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Đổi biển số vàng ở đâu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA, nơi cấp đổi biển vàng cho xe kinh doanh vận tải là những cơ quan sau:

– Phòng Cảnh sát giao thông.

– Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt.

– Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, chủ xe kinh doanh vận tải có thể đến một trong các địa điểm trên để thực hiện đổi biển số vàng cho xe.

Thủ tục đổi biển số xe vàng.

Hiện nay, có 2 cách để chủ xe kinh doanh vận tải làm thủ tục đổi biển số vàng. Cụ thể:

Cách 1: Đổi biển số vàng trực tiếp

Căn cứ: Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Tờ khai đăng ký xe;

– Biển số xe;

– Xuất trình giấy tờ của chủ xe:

+ Chủ xe là cá nhân Việt Nam: Xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu.

+ Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe.

Nơi nộp: Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lưu ý: Không cần đem xe đến cơ quan Công an và cũng không phải cà số máy, số khung.

Thời hạn giải quyết cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.

Cách 2: Đổi biển số vàng qua mạng

Bước 1: Truy cập http://www.csgt.vn/ >> Chọn “Đổi lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải”.

Bước 2: Chọn khai báo online.

Bước 3: Khai thông tin online >> Ấn Đăng ký.

Bước 4: Gọi điện vào số điện thoại của cơ quan đăng ký xe nơi mình có hộ khẩu thường trú để hẹn lịch cụ thể và địa điểm tiếp nhận qua điện thoại hoặc email.

Bước 5: Đến cơ quan công an để hoàn tất thủ tục và nhận biển số. 

Không đổi biển số xe vàng bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đang hoạt động kinh doanh vận tải trước ngày Thông tư 58 có hiệu lực phải thực hiện đổi sang biển số vàng trước ngày 31/12/2021.

Nếu sau ngày 31/12/2021 mà không đổi sang biển vàng, chủ xe kinh doanh vận tải sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm g khoản 8 Điều này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;

Theo đó chủ xe kinh doanh vận tải là tổ chức có thể bị phạt cao nhất đến 08 triệu đồng nếu không đổi sang biển vàng theo quy định, trong khi đó mức phạt cao nhất với cá nhân là 04 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định đổi biển số vàng như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mức thu lệ phí đổi biển vàng là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC như sau:
– Đối với ô tô là 150.000 đồng/lần/xe cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số.
Riêng trường hợp xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao (trừ lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu) thì nộp lệ phí theo mức thu cấp mới tại khu vực di chuyển đến.
– Đối với Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc: 150.000 đồng.

Hồ sơ đổi biển số vàng gồm những gì?

Giấy đăng ký xe.
Sổ đăng kiểm.
CMND/CCCD của chủ xe còn hạn sử dụng.
Trường hợp là người nước ngoài thì xuất trình hộ chiếu (còn giá trị sử dụng).
Trường hợp người khác đại diện đi làm, hoặc xe mua chưa sang tên đổi chủ, thì người đại diện đến thực hiện, xuất trình giấy ủy quyền hợp lệ còn hiệu lực và giấy CMND/CCCD.
Xe công ty thì cần có dấu mộc đóng dấu.
Mang theo 02 biển số cũ.

Xe ô tô chậm đổi sang biển số màu vàng có bị phạt không?

Từ ngày 31/12/2021; nếu xe kinh doanh vận tải chưa đổi biển số xe từ nền màu trắng sang vàng sẽ bị xử phạt.
Theo điểm đ khoản 7 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; việc không thực hiện đúng quy định về biển số như trên sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân; từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm