Quy định hiện hành chi tiết về tội bắt cóc đi tù bao nhiêu năm?

bởi Bảo Nhi
Quy định hiện hành chi tiết về tội bắt cóc đi tù bao nhiêu năm

Phạm tội bắt cóc con tin đây là tội phạm bắt giữ giam cầm người trái với pháp luật. Việc dùng những thủ đoạn bắt cóc con tin không chỉ thể hiện ở việc bắt giữ mà còn để chiếm đoạt tài sản đối với người thân của người bị bắt cóc hoặc có thể vì một mục đích nào đó. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được xem như là một trong những tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp hơn trong thời gian gần đây. Tội phạm này đã gây ra nhiều hoang mang trong quần chúng nhân dân và gây mất trật tự an toàn xã hội. Đối với hành vi phạm tội này có khá nhiều những vướng mắc trong quá trình điều tra, xác định đối tượng thực hiện. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội bắt cóc đi tù bao nhiêu năm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Các dấu hiệu pháp lý của tội bắt cóc con tin

Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Tội bắt cóc con tin xâm phạm đồng thời trật tự xã hội, an toàn xã hội và xâm phạm các quyền nhân thân của con người, đó là quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể.

Dấu hiệu khách quan của tội phạm

Hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm là: bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, trừ trường hợp là hành vi phạm tội quy định tại Điều 113 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản) và Điều 299 (Tội khủng bố) của BLHS năm 2015. 

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Tội phạm hoàn thành khi hành vi phạm tội được thực hiện.

Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.

Lỗi của người thực hiện tội bắt cóc con tin là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích phạm tội là buộc bên thứ ba làm hòa không làm một việc như một điều kiện để thả con tin (thông thường là yêu cầu tiền chuộc hoặc mục đích chính trị). Đây là dấu hiệu bắt buộc để định tội và là cơ sở để phân biệt giữa tội phạm này với một số tội phạm khác có hành vi tương tự.

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm này là  người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Tội bắt cóc đi tù bao nhiêu năm?

Quy định hiện hành chi tiết về tội bắt cóc đi tù bao nhiêu năm

Căn cứ vào Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 103 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội bắt cóc con tin được chia thành 4 khung hình phạt, người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau đây:

Khung hình phạt 1: Nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội khủng bố) thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.

Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Gây hậu quả nghiêm trọng.

Khung hình phạt 3: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung hình phạt 4: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

Bên cạnh đó, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phân biện tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản và tội bắt cóc con tin

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sảnTội bắt cóc con tin
Điều luật quy địnhĐiều 169 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 33 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, khoản 103 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017
Mô tả hành vi (thuộc mặt khách quan của tội phạm)Bắt và giữ người trái pháp luật bằng cách thực hiện một cách lén lút, đưa người bị bắt đến địa điểm xác định và thông báo cho người thân, bạn bè hoặc người có quan hệ đặc biệt đến người bị bắt biết để yêu cầu đưa/nộp tiền hoặc tài sản khác. Nếu không nhận được tiền, tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm hoặc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Một số biểu hiện cụ thể như sau: Dùng thuốc mê, hành vi gian dối, cho uống thuốc ngủ…để nhằm bắt giữ người khác; Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để nhằm bắt, giữ trái phép người khác; Lưu ý: Hành vi này không bao gồm hành vi bắt người, giữ người, tạm giam người theo quy định pháp luật;Bắt, giam giữ người khác trái phép để làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam giữ người trái phép nếu không được thỏa mãn các yêu cầu; Hành vi này có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau như đe dọa, cưỡng ép, dùng vũ lực, tác động bằng thuốc gây mê… để bắt, giam giữ người trái pháp luật;
Chủ thể thực hiện tội phạmKhoản 1 của tội phạm: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự; Khoản 2, 3, 4, 5 của tội phạm: Là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự;Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên
Mục đích của tội phạm (mặt chủ quan của tội phạm)Nhằm uy hiếp người thân, người đại diện/giám hộ… người bị bắt cóc để chiếm đoạt được tài sản (tiền, giấy tờ có giá, tài sản khác)Đe dọa, cưỡng ép cá nhân, tổ chức, cơ quan, Nhà nước/vùng lãnh thổ/quốc gia, tổ chức quốc tế để những người này phải đáp ứng những yêu cầu được đưa ra
Lỗi của tội phạm (thuộc mặt chủ quan của tội phạm)Lỗi cố ýLỗi cố ý
Khách thể của tội phạmXâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tự do cũng như quyền được Nhà nước bảo hộ về sức khỏe, danh dự của cá nhânXâm phạm đến an ninh trật tự công cộng, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tự do của công dân cũng như xâm phạm đến tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước

Như vậy, tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản và tội bắt cóc con tin có thể được phân biệt dựa trên mục đích thực hiện hành vi phạm tội cũng như khách thể mà tội phạm này xâm phạm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tội bắt cóc đi tù bao nhiêu năm“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn khởi tố vụ việc bắt cóc là bao lâu?

Khoản Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Như vậy thông thường, thời hạn khởi tố vụ án hình sự là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Khi bị bắt cóc chống trả như thế nào được xem đúng quy định?

Căn cứ Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm