Hằng ngày, khi đi trên đường, ta có thể nhìn thấy rất nhiều phương tiện giao thông đang lưu hành. Trong quá trình điều khiển xe trên đường bộ, đặc biệt là xe máy. Ngoài việc phải đội mũ bảo hiểm đúng cách; thì tốc độ chạy xe máy cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy điều khiển xe với tốc độ bao nhiêu thì là đúng? Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về tốc độ chạy xe máy? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết “Tốc độ xe máy 2020 theo quy định pháp luật” dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Quy định tốc độ xe máy 2020
Khái niệm “xe máy”: Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT; của Bộ Giao thông vận tải quy định: Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
Quy định tốc độ xe máy là quy định của pháp luật về tốc độ; mà người điều khiển xe máy được phép đi trong giới hạn cho phép của khuôn khổ pháp luật.
Căn cứ Điều 6, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc); đối với các phương tiện xe cơ giới:
- Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tốc độ 60 km/h
- Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tốc độ 50 km/h
Ngoài ra, tại Điều 8, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Quy định về tốc độ xe ô tô mới nhất
Căn cứ Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa:
– Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên:
- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 90 km/h
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc): 80 km/h
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông): 70 km/h
- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: 60 km/h
– Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới:
- Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 80 km/h
- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc): 70 km/h
- Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông): 60 km/h
- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc: 50 km/h
Xử phạt xe máy chạy quá tốc độ theo quy định tốc độ xe máy 2020
Căn cứ Khoản 2, Khoản 4, Khoản 7, Khoản 10, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h
- Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Ngoài ra, đối với trường hợp lái xe quá tốc độ mà gây thiệt hại cho người khác; ngoài hình phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
“Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.
Mời bạn tham khảo thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng năm 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ luật, văn bản hành chính phục vụ những khách hàng có nhu cầu về bảo hộ nhãn hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, tra cứu thông tin quy hoạch,… chi tiết nhất.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGT quy định:
– Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
– Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.
– Đường đôi là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).
Căn cứ Khoản 3, 5, 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
– Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng
Căn cứ điểm b, Khoản 6, Điều 6 và điểm d, Khoản 10, Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xe máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt, cụ thể:
– Phạt tiền từ 2000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.