Quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột, liệu đã thấu tình đạt lý?

bởi NguyenTriet
“Sảy cha còn chú, sảy mẹ bú dì”, tình máu mủ ruột thịt từ bao đời nay vẫn thấm nhuần trong tâm thức của mỗi người con đất Việt. Đến nay, khi quyền và nghĩa vụ giữa cô cậu, chú, bác, dì ruột được pháp luật quy định, các chủ thể của quan hệ này càng trở nên có ý thức hơn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Không thể phủ nhận rằng, việc quy định vấn đề này về căn bản là hợp lí, vừa kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa đề cao chữ nghĩa chữ nhân giữa bộn bề cơm áo gạo tiền của cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, liệu quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, bác với cháu ruột đã thực sự thấu tình đạt lý? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sự X tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn

1.Khái quát về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, điều 114 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột:

Điều 114. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chỉ phát sinh khi hai bên không chung sống với nhau. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong hai trường hợp: Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, tự nuôi bản thân. Còn cháu đã thành niên không chung sống với cô, dì, chú, cậu, bác ruột thì chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì,chú, cậu, bác ruột nếu họ không có khả năng lao động, khả năng tự nuôi bản thân.

Điều luật này mang tính hai chiều, cháu ruột vừa có quyền nhận cấp dưỡng, vừa có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tương tự đối với cô, dì, chú, cậu, bác ruột.

2. Quy định liệu đã thấu tình đạt lý?

Trước hết, sẽ là sai lầm khi phủ nhận tính nhân văn của quy định này. Quy định về quyền và nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột giống như việc cụ thể hóa luật bất thành văn, từ đạo đức từ thuở ngàn xưa, giờ đây trở thành luật pháp răn dạy đức tâm con người thời hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề khá nhạy cảm gặp phải khi ứng dụng quy định và thực tế. 

Thứ nhất, đây là một quy định được đánh giá là nhân văn vì giúp cho những người tàn tật, nghèo khó không nơi nương tựa sẽ được họ hàng bao bọc khi không còn con cái hay cha mẹ, thay vì tự vật lộn với cuộc sống.Tuy nhiên, nó lại không phù hợp với một vài tình huống thục tế, bởi sẽ mang lại nhiều khó khăn cho người cháu thực hiện nghĩa vụ này. Nói một cách chi tiết, trong cuộc sống, bên cạnh những người dư dả về mặt kinh tế thì vẫn còn nhiều người khó khăn, chạy ăn từng bữa nuôi con cái, cha mẹ đẻ của mình còn khó, thì khả năng nào để xoay sở thực thi nghĩa vụ luật đặt ra. Đó là chưa nói đến tình huống, tài sản trong thời kì hôn nhân là tài sản chung, sử dụng chi tiêu phải có sự thống nhất của cả hai vợ chồng. Trong khi đó, người vợ hoặc người chồng thực thi nghĩa vụ “cấp dưỡng cho cô, dì, chú,cậu, bác ruột” nhưng người còn lại không đồng ý, từ chối nghĩa vụ. Trong tình huống này. có phải  quy định của luật pháp vô hình chung đẩy người có nghĩa vụ rơi vào tình thế khó xử, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình không? 

Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú,cậu, bác ruột trong luật chỉ đặt ra đối với cháu đã thành niên. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp, cháu chưa thành niên không chung sống với cô, dì, chú, cậu, bác ruột nhưng lại có thu nhập, có tài sản (từ thu nhập do lao động, thừa kế, tặng cho,…). trong khi đó, cô, dì, chú,cậu, bác ruột lại vì lí do nào đó ( công ty bị phá sản, không may gặp tai nạn,…) nên không thể lao động cũng như không có tài sản để tự nuôi mình.Trong trường hợp này, việc cháu ruột cấp dưỡng cho cô, cậu, chú, bác, dì ruột là hợp lí, vừa đảm bảo quyền được cấp dưỡng của cho cô, dì, chú,cậu, bác ruột, vừa phù hợp với truyền  thống coi trọng chữ hiếu của dân tộc. 

Thứ ba, luật có quy định về thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng lại không có quy định về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ này. Trước đây, thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại khoản 1, điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Điều 20: Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. […] Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

Tuy nhiên hiện nay văn bản đã hết hiệu lực và được thay thế hoàn toàn vởi Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của chính phủ, nhưng Nghị định này lại hoàn toàn không đề cập tới thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, vấn đề này vẫn còn đang bị  bỏ ngỏ, chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh trong khi Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có hiệu lực thi hành được 5 năm. 

Mong bài viết hữu ích cho các bạn! 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh 
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm