Quy định về thông tin chất phụ gia thực phẩm trên nhãn hàng hóa

bởi HuongGiang
Quy định về thông tin chất phụ gia thực phẩm trên nhãn hàng hóa

Sử dụng chất phụ gia thực phẩm không đúng theo quy định sẽ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Mới đây việc mỳ tôm chua cay Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland do chứa chất cấm; đã khiến người dân không khỏi lo lắng về sự an toàn của thực phẩm hiện nay:

“Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi lô mỳ  (sản xuất 24/3/2021; hạn dùng 24/9/2022) và miến Good (sản xuất 10/5/2021; hạn dùng 10/11/2022) cũng của Công ty Acecook Việt Nam ở Ireland.

Ngoài Ireland, theo Văn phòng SPS Việt Nam; EU cũng cảnh báo về sản phẩm này với nội dung thu hồi hoặc tiêu hủy tại các thị trường: Đức, Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Ireland, Đan Mạch và Thụy Sĩ do chứa chất trái phép chất dưới dạng ethylene oxide.

Theo hệ thống cảnh báo RASFF; mức tồn dư hoạt chất liên quan ethylene oxide trong mỳ tôm chua cay Hảo Hảo là 0,066 mg/kg; vượt ngưỡng cho phép 0,05 mg/kg theo chỉ thị số 91/414/EEC của EU.”

Căn cứ pháp lý

Luật an toàn thực phẩm 2010

Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP: Nghị định về nhãn hàng hóa

Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Quy định về sử dụng chất phụ gia thực phẩm

Căn cứ tại Điều 17 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia ; và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm như sau:

– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

– Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn; hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.

– Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất; kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

– Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trước khi lưu thông trên thị trường.”

Điều 33 Nghị định 15/2018/NĐ-CP; cũng quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm tổ chức; cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm:
– Chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

– Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm; hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm; phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định tại Điều 7, 8 Nghị định này.
– Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm.”

Quy định về thông tin chất phụ gia thực phẩm ghi trên nhãn hàng hóa

Căn cứ Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010; cũng quy định về điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

………”

Khoản 1 Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về thành phần ghi trên nhãn hàng hóa như sau:

– Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa; và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.

– Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa; thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.

Như vậy trên nhãn hàng hóa phải ghi cả thông tin chất phụ gia để làm ra sản phẩm.

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng chất phụ gia thực phẩm

Điều 5 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP; quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.”

………”

Như vậy tùy theo hành vi vi phạm về sử dụng chất phụ gia trong thực phẩm; sẽ có những mức phạt tiền khác nhau tương ứng.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về thông tin chất phụ gia thực phẩm trên nhãn hàng hóa“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm theo quy định
– Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá mức cho phép bị xử phạt bao nhiêu?

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
………
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm