Quy định về Tổ chức quốc tang

bởi Luật Sư X

Để thể hiện lòng biết ơn cũng như đau xót trước sự ra đi của những cán bộ giữ chức vụ cao trong Đảng và bộ máy nhà nước, quy định về Quốc tang theo nghị định 105/2012NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đã thể hiện rất rõ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của luật sư X!

Căn cứ:

  • Nghị định 105/2012NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Quốc tang tại Việt Nam là nghi thức tang lễ cao nhất ở Việt Nam, được hiểu là cả nước để tang. Nghi lễ Quốc tang là đặc biệt được quy định trong văn bản pháp lý của nhà nước. Hiện nay, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tổ chức lễ tang cán bộ công viên chức và một số văn bản nhà nước khác có quy định về quốc tang. Sau đây là những quy định về tổ chức quốc tang.

1. Chức danh được tổ chức lễ Quốc tang

Các cán bộ đã hoặc đang giữ các chức vụ dưới đây khi từ trần thì Bộ Chính trị tổ chức lễ Quốc tang theo điều 5 của Nghị định: 

Điều 5: Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang

1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây  khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Từ đó ta có thể thấy rằng, quốc tang là nghi thức bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn và đau xót với người đã mất đã có công với cách mạng, là người giữ những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước hoặc giữ chức vụ cao nhưng đã về hưu.

2. Thẩm quyền thông cáo về Lễ Quốc tang

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thẩm quyền thông cáo về Lễ Quốc tang theo Quy định tại Diều 6 Nghị định 

3. Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần

Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần

4. Các văn bản về lễ Quốc tang

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ Quốc tang; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang, tiểu sử người từ trần; Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.

5. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

Tuy vào địa điểm tổ chức Quốc tang mà Nhà tang lễ được quy định khác nhau. 

Ở Hà nội, Quốc tang được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội hoặc Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175

Ở Hồ Chí Minh, Quốc tang được tổ chức tại Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

6. Lễ truy điệu

a) Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.

b) Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu

Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

c) Chương trình Lễ truy điệu

Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;

Quân nhạc cử Quốc ca;

Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;

Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;

Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

d) Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

7. Lễ đưa tang

Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần là thành phần khi đưa tang. 

 Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm