Chủ văn bằng bảo hộ là một chủ thể của quyền đối với giống cây trồng. Vậy quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định thế nào? Quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng có gì khác quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CƯ PHÁP LÝ
Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019
Quyền của chủ bằng bảo hộ
Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây; liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ:
– Sản xuất hoặc nhân giống;
– Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
– Chào hàng;
– Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
– Xuất khẩu; nhập khẩu;
– Lưu giữ để thực hiện các hành vi nêu trên.
Các quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng nêu trên được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống; nhưng không thực hiện.
Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng trong trường hợp chủ thể khác thực hiện các hành vi sau:
– Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
– Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
– Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định về Quyền tạm thời đối với giống cây trồng Chủ bằng bảo hộ có quyền để thừa k; kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ
Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng
Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; trường hợp không có thoả thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật. Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:
+ Theo thỏa thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;
+ Trường hợp không thỏa thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 35% số tiền thu được ghi trên hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng sau khi nộp thuế theo quy định.
Nếu chủ bằng bảo hộ sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh thì phải trả cho tác giả 10% số tiền làm lợi mà chủ bằng bảo hộ thu được, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ là bên nhận chuyển nhượng. Trong trường hợp giống cây trồng được tạo ra bởi đồng tác giả; mức thù lao này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ bằng bảo hộ chi trả;
+ Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ; thì áp dụng mức thù lao theo quy định nêu trên;
+ Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của giống cây trồng đó; trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ đã được chuyển nhượng.
Nộp lệ phí
Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba (03) tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên; và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng
Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.
Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, vật liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tác giả giống cây trồng được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong văn bằng bảo hộ giống cây trồng sổ đăng kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng
Bên cạnh các quyền mà pháp luật quy định cho tác giả giống cây trồng thì trong thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ giống cây trồng, tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ đúng như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ theo thỏa thuận với chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng.
Tác giả giống cây trồng được nhận thù lao từ chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.