Sa thải nữ lao động mang thai bằng cách nào?

bởi Vương Bùi

Đuổi việc nhân viên là một hình thức kỷ luật cao nhất trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, chỉ khi vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn,…thì người lao động mới bị sa thải. Đặc biệt đối với lao động nữ vi phạm, chế tài này nhiều khi lại không được áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng lao động đặc biệt này. Cụ thể thì khi bị buổi việc, lao động nữ mang thai nên làm gì? Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Lao động nữ mang thai, được bảo vệ ngay cả khi có lỗi

Lao động nữ về giới tính đã chịu rất nhiều thiệt thòi trong quan hệ lao động vì những đặc điểm đặc biệt. Đặc biệt là lúc mang thai. Để đảm bảo về công việc cũng như là đời sống của đối tượng này thì pháp luật luôn có những chế độ “ưu đãi” hơn như về chế độ thai sản, như được nghỉ mỗi ngày 30 phút trong thời gian “đèn đỏ”. Vậy thì với chế tài kỷ luật lao động là “sa thải”, quyền được làm việc vẫn được pháp luật bảo vệ. Cụ thể thì người lao động nữ đang mang thai không được áp dụng hình thức xử phạt kỷ luật là sa thải. 

Cụ thể Điều 122 Bộ Luật lao động 2019 được quy định như sau: 

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

….

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Điều này có nghĩa là, trong thời gian lao động nữ đang mang thai thì không được phép sa thải đối tượng lao động này. Bởi lẽ, việc cho nghỉ việc trong thời gian này sẽ khó đảm được cuộc sống người lao động. Pháp luật quy định như vậy cũng khá hợp lý. 

Bổ sung quy định này thì tại khoản 3 Điều 137 Luật lao động 2019 thì cũng quy định rằng “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. 

Như vậy, rõ ràng, hành vi cố tình sa thải người lao động nữ mang thai trong thời gian đang mang thai thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Một mẹo nhỏ cho người sử dụng khi vẫn muốn sa thải lao động có hành vi vi phạm mà đang mang thai đó là phải chờ hết thời gian lao động nữ trở lại làm việc sau sinh thì việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được tiến hành. Thời hiệu xử lý kỷ luật với lao động có hành vi vi phạm là 06 tháng và được kéo dài thêm 60 ngày. Quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019: 

Điều 123. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại 4 Điều 122, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 122, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Xem thêm:

Lao động nữ bị sa thải khi mang thai làm thê nào?

Rõ ràng, như đã phân tích ở trên, việc cho lao động nữ đang mang thai nghỉ việc vì bất cứ lý do gì đều là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy nên, khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích như vậy thì người lao động cần khiếu nại, khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình.

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.

Như vậy, trong vòng 180 ngày kể từ ngày người lao động biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm thì phải chủ động gửi đơn khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động.

Nếu người sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động tiếp tục làm đơn khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cùng lúc đó, người lao động  có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Với trường hợp này pháp luật cho phép không nhất thiết phải hòa giải tại cơ sở để giải quyết tranh chấp.

Mức xử phạt đối với hành vi đuổi việc lao động nữ trong thời gian mang thai sẽ là lên đến 20 triệu đồng. Cụ thể căn cứ 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

….

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Như vậy, tuy là có căn cứ để xử lý kỷ luật sa thải. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy định này để tránh vi phạm quy định của pháp luật. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi liên quan

Kỷ luật lao động là gì?

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Các hình thức kỷ luật lao động?

Khiển trách.
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
Cách chức.
Sa thải.

Các hình thức bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động?

Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Khi nào thì áp dụng hình thức kỷ luật sa thải?

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm