Hiện nay, rất nhiều trường học, doanh nghiệp tự in sách để cho nhân viên, học sinh sử dụng. Cũng có những đơn vị sử dụng quà tặng kèm là sách cho khách hàng của mình. Những ấn phẩm này không hề xin phép xuất bản hay do nhà xuất bản nào ban hành, mà đều là do cá nhân, tổ chức tự in ấn và sử dụng. Vậy các loại sách nội bộ, tặng kèm này có phải xin phép xuất bản hay không?
Căn cứ pháp lý:
- Luật xuất bản 2012
- Các văn bản hướng dẫn có liên quan
Nội dung tư vấn:
1. Mọi xuất bản phẩm đều phải được đăng ký
“4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.”
Luật xuất bản quy định tất cả các hành vi xuất bản mà không đăng ký đều bị cấm:
“Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;”
Như vậy, tất cả các xuất bản phẩm nói chung đều phải đăng ký xuất bản và có quyết định cho xuất bản hoặc được cấp giấy phép xuất bản. Đương nhiên, các loại sách nội bộ, tặng kèm cũng không phải là ngoại lệ
2. Thủ tục đăng ký xin phép xuất bản
Đối với các xuất bản phẩm thông thường, bạn sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký xuất bản thông qua các nhà xuất bản. Bạn gửi tài liệu cho nhà xuất bản, nhà xuất bản sẽ đánh giá, thẩm định và yêu cầu sửa đổi để đáp ứng các quy định pháp luật.
Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản..
Hồ sơ đăng ký xuất bản gồm có:
- Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
- Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Nhập khẩu xuất bản phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;
- Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.
Thẩm quyền giải quyết hồ sơ như sau:
- Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
- Cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
Riêng đối với sách nội bộ là xuất bản phẩm nhập khẩu, đây là tài sản riêng của tổ chức. Do đó, bạn không phải làm thủ tục cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh. Bạn chỉ phải làm thủ tục về hải quan theo quy định pháp luật.
Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với quý độc giả.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102