Những bộ phim được sản xuất nhằm mục đích giải trí cho nhiều đối tượng, vì vậy, chúng thường chứa đựng nhiều yếu tố khác nhau. Vậy sản xuất phim 18+ có vi phạm pháp luật không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Hiểu được vấn đề, LSX chúng tôi sẽ giải đáp thông qua các quy định, luật định được ban hành mới nhất giúp người đọc hiểu rõ những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực điện ảnh theo đó là khung hình phạt xử lý nhất định nhằm hạn chế những vi phạm về nội dung sản xuất phim 18+, Mời quý đọc giả đón xem ngay nhé! Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả.
Căn cứ pháp lý
- Luật Điện ảnh 2022
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Sản xuất phim 18+ có vi phạm pháp luật không?
Sản xuất phim là quá trình tạo ra một bộ phim từ xây dựng kịch bản phim đến khi hoàn thành phim. Đóng góp lớn nhất cho sự ra đời của một bộ phim chính là nhà sản xuất phim. Các công ty sản xuất phim trên thực tế sẽ thực hiện rất nhiều công việc. Các nhà sản xuất phim được đánh giá chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho các dự án và chu kỳ sản xuất phim luôn ở mức kịp thời, hoàn chỉnh cho đến cả khâu cuối cùng. Nhà sản xuất phim với vai trò là chủ dự án phim, kết nối tất cả thành viên, nguồn lực về tài chính – nhân sự, điều phối, quản lý và cũng chính là người giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn, trở ngại trong một đoàn phim.
Một bộ phim trên thực tế sẽ bắt đầu với nhà sản xuất và kết thúc cũng là nhà sản xuất. Nhà sản xuất phim được đánh giá chính là chất xúc tác cho một bộ phim hay video clip, chu kỳ sản xuất phim hoàn chỉnh và phát hành cuối cùng, tiếp thị và phân phối. Một chủ thể là nhà sản xuất giỏi sẽ gieo trồng ý tưởng và biến ý tưởng thành một cái gì đó lớn lao, tỏa sáng trên màn ảnh rộng. Do đó, cần nắm cững những kiến thức, quy định trong lĩnh vực hoạt động điện ảnh. Dưới đây là những hành vi bị nghiêm cấm sản xuất phim trong hoạt động điện ảnh
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 có quy định những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
a) Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
b) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
c) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
d) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
e) Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
Như vậy, một trong những nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh là có chứa nội dung thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân.
Tóm lại, pháp luật nước ta nghiêm cấm sản xuất phim có nội dung khiêu dâm. Không phải tất cả phim 18+ đều bị cấm sản xuất tại Việt Nam, pháp luật chỉ cấm những bộ phim 18+ mang tính chất khiêu dâm, mô tả quan hệ tình dục một cách rõ ràng với mục đích kích thích người xem.
Sản xuất phim 18+ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt hành chính khi thuộc trong các trường hợp bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh được quy định thông qua nội dung dưới đây
Tại Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính các vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh:
a) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng;
c) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
d) Gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; truyền bá tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
đ) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
e) Kích động, chống đối việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc xin lỗi cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim có nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, người có hành vi sản xuất phim 18+ có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mức phạt với tổ chức là gấp 02 lần cá nhân.
Ngoài phạt tiền tổ chức, cá nhân sản xuất phim 18+ còn bị đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng và bị buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xoá bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan.
Người sử dụng người dưới 16 tuổi để sản xuất phim 18+ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Nhiều đối tượng sử dụng trẻ vị thành niên vì mục đích kinh doanh phim 18+ mang khuynh hướng tiêu cực, khiêu dâm sẽ phải chịu hậu quả pháp lý nghiêm ngặt từ các điều luật, chính sách của hệ thống tư pháp như sau:
Tại Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm:
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người sử dụng người dưới 16 tuổi để sản xuất phim 18+ thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm tùy vào hậu quả của hành vi. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Sản xuất phim 18+ có vi phạm pháp luật không?
Việc sản xuất phim 18+ vi phạm pháp luật thì sẽ bị tiêu hủy phim?
Hành vi sản xuất phim 18+ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội không chỉ chịu khung hình phạt pháp lý luật định mà bên cạnh đó có biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả.
Theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về sản xuất phim
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã được cấp;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
đ) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này;
g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
Như vậy, nếu sản xuất phim 18+ thì sẽ bị buộc tiêu hủy phim để tránh trường hợp người xem phim 18+ cảm thấy có các yếu tố gây phản cảm
Truy cập vào các trang web 18+ có bị xử lý hình sự hay không?
Với nền công nghệ ngày một phát triển mạnh mẽ, hệ thống mạng lưới thông tin phổ biến rộng khắp, việc truy cập vào các trang web đen 18+ cũng không quá khó khăn cho nhiều đối tượng. Vậy vấn đề việc người xem hay truy cập vào trang web 18+ có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Dưới đây LSX sẽ giải đáp giúp bạn đọc!
Theo quy định hiện hành, tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
d) Phổ biến cho 101 người trở lên.
Như vậy, trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 326 thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Còn nếu như chỉ truy cập và đơn thuần là phục vụ nhu cầu của bản thân do hiếu kỳ thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chia sẻ phim 18+ lên mạng xã hội bị phạt hành chính như thế nào?
Nhiều đối tượng vì mục đích muốn tăng tương tác, lượt xem của trang mạng cá nhân mà đã có hành vi chia sẻ, tung hình ảnh hay phim 18+ lên mạng xã hội nguyên nhân gây mất trật tự xã hội và gây nhiều hệ lụy về sau. Dưới đây là mức xử phạt hành chính đối với hành vi phạm tội này.
Tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo đó, tổ chức có hành vi chia sẻ phim 18+ lên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (mức phạt này áp dụng đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân là bằng 1/2)
Và có thể bị buộc gỡ bỏ phim 18+ đã chia sẻ lên mạng xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Sản xuất phim 18+ có vi phạm pháp luật không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ thương hiệu Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Người phạm tội dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- Tội chứa mại dâm bị phạt tù thế nào?
- Con bất hiếu hành hạ cha mẹ có bị xử phạt?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi truy cập các trang web 18+ là 01 năm.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán, cho thuê băng, đĩa phim không dán nhãn kiểm soát hoặc dán nhãn kiểm soát không đúng phim đã được cấp giấy phép phổ biến.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất phim có nội dung phỉ báng, xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước; xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.