Xin chào Luật sư X. Tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được tư vấn. Bạn tôi có mượn giáo trình ở thư viện trường và tôi đã mượn để photo. Bạn tôi bảo nếu tôi làm như vậy là đang vi phạm quyền tác giả. Vậy việc sao chép giáo trình của tôi có bị coi là vi phạm quyền tác giả không?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật sở hữu trí tuệ của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Nội dung tư vấn về sao chép giáo trình
Thế nào là quyền tác giả?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu“.
Như vậy, quyền tác giả bao gồm 3 yếu tố sau:
+ Chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền nhất định đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
+ Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ.
+ Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Các quyền này phát sinh từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
Xem thêm: Quyền tác giả là gì?
Sao chép tác phẩm là gì?
Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào; bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
Nếu tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Trong trường hợp này, chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả; hoặc người được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được sao chép tác phẩm.
Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao chép mà không phải xin phép; hay trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
Lưu ý: Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng dưới bất cứ hình thức nào; kể cả có hay không mang mục đích thương mại.
Xem thêm: Có được tự ý sao chép sách, tài liệu để học tập?
Sao chép giáo trình có vi phạm quyền tác giả hay không?
Về nguyên tắc, tác giả được bảo hộ quyền sao chép trong suốt thời hạn bảo hộ. Nếu sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả; tùy vào mức độ xâm phạm mà áp dụng các chế tài.
Pháp luật cho phép sao chép tác phẩm không quá một bản trong trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; không nhằm mục đích thương mại.
Tuy nhiên, sự sao chép đó không được làm thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả. Khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.“
Như vậy, việc bạn sao chép giáo trình không quá một bản để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập thì không phải xin phép; và trả tiền nhuận bút cho tác giả. Tuy nhiên, nếu bạn sao chép giáo trình với ý định bán cho các bạn sinh viên khác là hành vi thương mại; không thuộc trường hợp quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ thì bạn đang vi phạm quyền tác giả.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là gì?” answer-0=”- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin. – Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó. – Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Những hành vi xâm phạm quyền tác giả là gì?” answer-0=”- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. – Mạo danh tác giả. – Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. – Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. – Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. – Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả… ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Khi nào thì trích dẫn các tác phẩm đã công bố không phải trả tiền nhuận bút?” answer-0=”Theo quy định của pháp luật thì để trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền khi đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau: Một là, tác phẩm đó đã được công bố. Công bố một tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng; với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng; tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện; hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Hai là, các hành vi trích dẫn tác phẩm không cần phải xin phép; và không cần trả tiền nhuận bút, thù lao phải là một trong các hành vi bao gồm 10 hành vi, cụ thể là các trường hợp: + Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận; hoặc minh họa trong tác phẩm của mình. + Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo; dùng trong ấn phẩm định kỳ; trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu. + Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả; không nhằm mục đích thương mại. Ba là, việc sử dụng tác phẩm này không làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường tác phẩm; không gây phương hại đến các quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]