Thời gian gần đây, phương án nhằm kéo dài thời gian thử việc là một vấn đề mà người sử dụng lao động, cụ thể là các doanh nghiệp tranh luận rất sôi nổi. Trong đó, một vấn đề nổi cộm được đặt ra là: Khi kết thúc thời gian thử việc, các bên có thể ký hợp đồng đào tạo nghề thay vì ký hợp đồng lao động không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lí
- Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ 2012)
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1.Thử việc được quy định thể nào theo pháp luật hiện hành?
Trong Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có rất nhiều quy định liên quan đến thử việc, chẳng hạn thời gian thử việc là bao nhiêu, tiền lương thử việc như thế nào, khi nào thì kết thúc thời gian thử việc,…Tuy nhiên, lại không hề có quy định về việc cấm giao kết hợp đồng đào tạo nghề (học nghề) sau khi kết thúc thời gian thử việc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng, sau thời gian thử việc, các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng đào tạo nghề.
2. Sau thử việc có được đào tạo nghề hay không?
Trường hợp thứ nhất
- Căn cứ khoản 1 Điều 29 BLLĐ năm 2012:
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1.Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Căn cứ Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động:
Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Theo hai căn cứ trên, sau khi kết thúc thời gian thử việc nếu công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Đây là một quy định hợp lí trên thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong quan hệ lao động nói chung. Mục đích của thử việc là để người lao động xem xét xem công việc có phù hợp với mong muốn của mình hay không, hay năng lực của mình có đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không. Do đó, sau khi kết thúc thời hạn thử việc, khi công việc là thử đạt yêu cầu của cả hai phía, không có lí do gì mà nhà tuyển dụng lại trì hoãn việc giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động.
Trường hợp thứ hai
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP), người sử dụng lao động có thể bị xử phạt khi có hành vi sau:
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động
Quy đình này chỉ rõ, hành vi không giao kết hợp đồng lao động chính thức sau khi kết thúc thời hạn thử việc đối với người lao động là hoàn toàn trái pháp luật, và người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính.
Sau thời gian thử việc, hai bên người sử dụng lao động và người lao động không được kí kết hợp đồng đào tạo nghề. Sau khi thử việc xong, nếu đáp ứng đủ yêu cầu, hai bên phải tiến hành kí kết hợp đồng lao động chính thức.
Mong bài viết hữu ích cho các bạn!
Khuyến nghị
1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay