Sử dụng dùi cui phòng thân có bị xử phạt không?

bởi Luật Sư X
Sử dụng dùi cui có bị xử phạt không là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được. Do nhiều người có nhu cầu mang theo dùi cui hay vật phòng thân khác như dùi cui điện, đèn pin tự vệ, batong, gậy để phòng thân. Hãy cùng LSX tìm hiểu nhé!

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

  1. Bộ Luật Hình sự năm 2015
  2. Bộ luật dân sự năm 2015
  3. Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
  4. Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn: Trước đến, khi nhắc đến dùi cui hay một số vật dụng kể trên, chúng là những thứ có khả năng gây sát thương. Do đó, ta cùng tìm hiểu quy định pháp luật về việc sử dụng những vật dụng này ra sao . Để trả lời câu hỏi này, ta cùng tra cứu quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

“Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.”

Như vậy, dùi cui hay một số vật kể trên được coi là công cụ hỗ trợ. Do đó, chúng sẽ chỉ được giao cho một số những đối tượng nhất định sử dụng. Mà cụ thể theo Thông tư 17/2018/TT-BCA có quy định như sau:

“Điều 3. Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:

a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;

b) Trại giam, trại tạm giam;

c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;

d) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

e) Công an xã, phường, thị trấn.

2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:

a) Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Công an nhân dân;

b) Học viện, trường Công an nhân dân;

c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân có huấn luyện thi đấu thể thao.

3. Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.”

Đối chiếu với quy định trên thì những người nằm ngoài danh sách này đều là người sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ. Do đó, khi vẫn cố ý sử dụng sẽ có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ vị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Tuy nhiên, hiện nay có một số vật giống công cụ hỗ trợ nhưng được cải biến thành đèn pin mà pháp luật chưa có sự điều chỉnh và xác định rõ ràng nên vẫn tạo điều kiện cho một số người sử dụng những công cụ này để phòng thân.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình  tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm