Hiến pháp 2013 công nhận mỗi người sẽ có những quyền về nhân thân và tài sản, các cá nhân, tổ chức khác phải tôn trọng và không được xâm phạm đến những quyền lợi chính đáng của người khác. Vì lẽ đó, xung quanh câu chuyện lùm xùm của một nam ca sĩ nổi tiếng TTV và một nhãn hiệu thời trang M, luật sư X sẽ đưa ra những quan điểm nhận định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và những vấn đề liên quan thông qua bài viết sau đây.
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn1. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật quy định như thế nào.
Trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam phân biệt rạch ròi giữa quyền công dân và quyền con người. Đồng thời thừa nhận những quyền lợi cơ bản của mỗi con người nhận được ngay từ khi sinh ra, bảo gồm quyền nhân thân và quyền tài sản,. Tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Để cụ thể và thực thi Hiến pháp, Bộ luật dân sự 2015 liệt kê một số quyền nhân thân ví dụ như quyền sống, quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và thân thể; quyền khai sinh; quyền được thay tên đổi họ,…. Một trong những quyền cơ bản thuộc nội hàm quyền nhân thân đó là quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, được quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó khoản 1 Điều 32 quy định như sau:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Qua đó nhận thấy, pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi người đối với hình ảnh của họ. Người đó có toàn quyền quyết định, sử dụng hình ảnh của mình trong bất cứ trường hợp nào, miễn sao không trái với các quy định pháp luật, làm xâm hại tới quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân khác. Đồng thời, những người khác phải tôn trọng quyền cá nhân đối với hình ảnh của họ, thông qua việc nếu muốn được sử dụng hình ảnh đó vào bất cứ mục đích gì thì sẽ phải xin phép và nhận được sự đồng ý của người chủ hình ảnh.
Trong thực tế, việc sử dụng hình ảnh của một cá nhân thường xuất phát từ mục đích thương mại và mục đích phi thương mại. Đối với việc sử dụng hình ảnh của người khác vào những công việc có mục đích thương mại, ví dụ như thông qua hình ảnh của người khác để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức thì sẽ phải trả thù lao cho người chủ hình ảnh.
Còn đối với việc sử dụng hình ảnh của người khác có mục đích phi thương mại, dù không phải trả thù lao cho chủ hình ảnh, dù vậy nếu muốn sử dụng hình ảnh của người khác thì người sử dụng vẫn cần phải xin phép và được sự đồng ý của chủ hình ảnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân được sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần sự đồng ý của chủ hình ảnh, cụ thể đó là những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Tại một đất nước luôn đề cao và tôn trọng những giá trị cộng đồng như Việt Nam, thì việc sử dụng hình ảnh của bất cứ một cá nhân nào để phục vụ cho số đông người khác trong xã hội, miễn sao không xâm hại và làm tổn thất tới quyền và nghĩa vụ chính đáng của người đó thì được pháp luật cho phép và không cần xin phép chủ hình ảnh. Ví dụ như việc sử dụng những hình ảnh về một nghĩa cử cao đẹp của một tấm gương để nhằm lan tỏa những giá trị nhân văn của hành động đó cho cộng đồng; hay việc sử dụng những hình ảnh của một người nào đó, có thể là người nổi tiếng tham dự trong các buổi hội thảo, talkshow,….
2. Ai đúng, ai sai?
Qua những phát ngôn, khẩu chiến qua mạng xã hội của 2 bên chưa thể hiện một cách đầy đủ những chứng cứ có thể chứng minh cho việc ai đúng, ai sai. Vì vậy, việc kết luận ai đúng ai sai ngay tại thời điểm này sẽ là vội vàng. Đồng thời, cũng từ sự quy định chưa thực sự rõ ràng của quy phạm pháp luật dẫn tới các tranh luận có thể không có hồi kết. Do đó, từ góc nhìn chủ quan, luật sư X xin nêu ra hai quan điểm thuộc hai luồng ý kiến trái chiều như sau:
Ca sĩ TTV đòi tiền thù lao là có lý, đúng theo quy định pháp luật.
Nhãn hiệu M sử dụng hình ảnh của ca sĩ V mặc chiếc áo do hãng mình thiết kế và sản xuất để kêu gọi khách hàng tới mua hàng cụ thể dòng status có ghi “Anh em hãy ghé qua các cửa hàng của M để sở hữu ngay em ấy nhé”. Đây được xem là một hoạt động quảng cáo sản phẩm và nhằm mục đích thương mại. Do đó, việc ca sĩ TTV viện dẫn khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để đòi nhãn hiệu trả thù lao lên tới 25 triệu đồng cho 5 ngày là có cơ sở, phù hợp với quy định pháp luật.
Nhãn hàng M có quyền sử dụng hình ảnh của ca sĩ TTV mà không cần được sự đồng ý
Hình ảnh chụp ca sĩ TTV trong “bộ cánh” của nhãn hiệu M được chụp trong một chương trình talkshow truyền hình giải trí, phục vụ cho cộng đồng, khán giả do vậy, có ý kiến cho rằng đây là hình ảnh có được từ các hoạt động cộng đồng. Mặt khác, điểm b khoản 2 Điều 32 không quy định rõ hình ảnh được sử dụng vào mục đích gì thì không phải xin phép, mà chỉ quy định “Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng…..”. Bởi vậy sẽ có người viện dẫn khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 để cho rằng nhãn hàng M có quyền sử dụng hình ảnh của ca sĩ TTV mà không cần xin phép.
Một số quan điểm khác thì cho rằng, tuy ảnh của TTV được chụp trong game show (được coi là hoạt động công cộng) do đó game show mới được khai thác hình ảnh này, cơ quan báo chí cũng có thể khai thác nếu sử dụng vì mục đích cộng đồng hoặc không làm phương hại đến uy tín, danh dự của người có hình ảnh. Như vậy, nếu đơn vị khác thực hiện lấy hình ảnh về cho hoạt động kinh doanh thì điều đó là không được phép và vi phạm bản quyền.
Thực tế trên thế giới, việc sử dụng và khai thác hình ảnh của những người nổi tiếng rất được đề cao, tuy nhiên ở Việt Nam, việc hình ảnh của các ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng, thậm chí cả các chính trị gia cũng được sử dụng một cách tùy tiện. Điều này xuất pháp từ việc ý thức về quyền hình ảnh của đại đa số người dân chưa được coi trọng, đề cao, cùng với sự quy định thiếu rõ ràng của pháp luật và chế tài xử phạt chưa thích đáng với những hành vi vi phạm. Việc tồn tại 2 quan điểm nêu trên vốn dĩ cũng xuất phát từ việc quy định thiếu rõ ràng của điều luật. Do đó, trong phạm vi bài viết này, khó có thể kết luận một cách chắc chắn rằng ai đúng ai sai. Tuy nhiên hãy để bài viết này phần nào giúp cho mọi người có những nhận thức pháp luật về quyền hình ảnh của mỗi cá nhân
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quy định giải đáp về việc Che giấu tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Luật Sư X mong muốn được đồng hành quý khách trong mọi khó khăn pháp lý về mặt hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý có liên quan.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102