Súng săn có bị cấm sử dụng không?

bởi QuachThiNgocAnh
Súng săn có bị cấm sử dụng không?

Xin chào luật sư. Tôi tìm trên mạng thấy có người chế tạo và bán súng săn tự chế. Vì muốn săn bắt thú rừng nên tôi có ý định mua súng săn để dùng khi đi núi. Vậy xin hỏi việc mua và sử dụng súng săn có bị cấm không? Nếu không được phép thì khi sử dụng súng săn thì bị phạt như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Súng săn là một loại vũ khí rất nguy hiểm. Việc sử dụng không cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho người khác và chính bản thân người sử dụng. Chỉ những chủ thể đáp ứng các điều kiện nhất định mới được chế tạo, sử dụng vũ khí này. Hiện nay có nhiều đối tượng tự chế tạo hoặc cải tạo các công cụ thành vũ khí nguy hiểm như súng săn và còn buôn bán trên các trang web đen. Vậy liệu có được phép chế tạo và sử dụng súng săn? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Súng săn có bị cấm sử dụng không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Súng săn là gì?

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về súng săn như sau:

“3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.”

Theo đó có thể thấy súng săn là một trong các loại vũ khí có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Nó có thể được chế tạo sản xuất thủ công hoặc công nghiệp với mục đích là được dùng để săn bắn.

Quy định về việc sử dụng súng săn

Nguyên tắc khi chế tạo, sử dụng súng săn

Căn cứ Khoản 3, 5, 6, 9 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, súng săn là một loại vũ khí nên khi chế tạo, sử dụng súng săn cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí. Theo đó:

3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng súng săn

– Người được giao sử dụng súng săn phải bảo đảm đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

– Người được giao sử dụng súng săn có trách nhiệm sau đây:

a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;

b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;

c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;

d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

Chế tạo, sử dụng súng săn có hợp pháp?

Căn cứ vào quy định trên thì súng săn là một loại vũ khi nguy hiểm có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Súng này cũng không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác.

Việc sở hữu, sử dụng vũ khí của cá nhân hoàn toàn bị cấm theo khoản 1 điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Bên cạnh đó việc chế tạo và sử dụng loại súng này cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Việc bạn hoặc người khác tự chế súng săn là bất hợp pháp. Do không có sự cấp phép, giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Việc sử dụng loại súng này cũng không được phép nên dù súng này do người khác chế tạo nhưng bạn lại mua nó để sử dụng cũng là sai phạm.

Vì vậy chế tạo và sử dụng súng săn là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất, mức độ khác nhau.

Hành vi chế tạo, sử dụng súng săn không hợp pháp bị xử lý như thế nào?

Súng săn có bị cấm sử dụng không?
Súng săn có bị cấm sử dụng không?

Tùy vào việc sử dụng súng săn và hậu quả vủa việc sử dụng gây ra mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Theo đó:

Xử phạt hành chính

Hành vi vi phạm nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, sẽ bị xử phạt hành chính.

Người vi phạm bị xử phạt theo Điểm d Khoản 4 và Khoản 7, Khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;…”

Do đó việc chế tạo, sử dụng súng săn sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

– Bên cạnh đó người này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung sau:

Tịch thu súng săn đã được chế tạo, sử dụng bất hợp pháp.

– Về biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi chế tạo, sử dụng súng săn.

Xử lý hình sự

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 306 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ như sau:

“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo đó trường hợp người chế tạo, sử dụng súng săn nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu hình sự về tội Chế tạo, tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ theo Điều 306 BLHS.

Nếu có thêm các tình tiết sau thì người này sẽ bị xử phạt với mức tượng ứng:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Không tố giác người chế tạo vũ khí có phạm pháp?

Việc không tố giác người chế tạo vũ khí bị cấm theo khoản 12 điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Cụ thể:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ

Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.”

Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;”

Nếu nghiêm trọng, người không tố giác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm theo Điều 19 Bộ luật hình sự.

Do đó bạn nên trình báo cơ quan có thẩm quyền về hành vi của bạn bạn. Hoặc có thể khuyên người đó ra cơ quan chức năng tự thú để được khoan hồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Súng săn có bị cấm sử dụng không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy xác nhận độc thân hoặc muôn sử dụng dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh và các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Ngoài ra, Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được mua vũ khí để phòng thân?

Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017; quy định về hành vi bị nghiêm cấm đó là cá nhân sở hữu vũ khí; vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày; triển lãm, đồ gia bảo.
Như vậy, cá nhân không được sỏ hữu bất kì vũ khí nào với mục đích khác; cho dù là mục đích tự vệ. Mặc dù các nước khác cho phép sử dụng vũ khí để tự vệ nhưng tại Việt Nam chỉ những đối tượng nhất định mới được phép dùng vũ khí. Do đó nếu không có thẩm quyền sử dụng thì sở hữu vũ khí dù chỉ để tự vệ cũng trái pháp luật.

Chiếm đoạt súng săn bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điểm d Khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;”
Do đó nếu chiếm đoạt súng săn của người khác thì người vi phạm có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000. Vũ khí bị chiếm đoạt sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định pháp luật.

Ai được sử dụng vũ khí quân dụng?

1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm