Tách sổ hộ khẩu có cần chủ hộ đồng ý?

bởi Luật Sư X

Tách sổ hộ khẩu trong thời gian gần đây đang là chủ đề gây tốn nhiều giấy mực của giới báo chí và truyền thông vì mức độ phổ biến và tính chất phức tạp của nó. Rất nhiều cá nhân muốn thực hiện việc tách sổ hộ khẩu, tuy nhiên trong quá trình tiến hành lại gặp khó khăn rắc rối vì hiểu sai những quy định của pháp luật về vấn đề này. Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất, đó là: Tách sổ hộ khẩu có cần chủ hộ đồng ý hay không? Hãy cùng  Luật sư X tìm hiểu trong khuôn khổ bài viết dưới đây nhé. 

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu  là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.

Sổ hộ khẩu bao gồm những thông tin chính như sau:

  • Thông tin cá nhân:
    • Họ tên ghi bằng chữ in đậm, có dấu.
    • Ngày tháng năm sinh theo dương lịch, đầy đủ 2 chữ số cho ngày tháng và 4 chữ số cho năm sinh.
    • Số chứng minh nhân dân, hộ chiếu.
    • Nơi sinh, nguyên quán, quốc tịch, dân tộc ghi theo giấy khai sinh.
    • Nghề nghiệp, nơi làm việc ghi rõ cơ quan, đơn vị kèm địa chỉ.
    • Địa chỉ cư trú ghi đầy đủ sổ nhà, tổ, phường, thôn xóm…
  • Bản khai nhân khẩu:
    • Trình độ học vấn (ghi trình độ cao nhất)
    • Trình độ chuyên môn (ghi rõ ngành đào tạo).
    • Trình độ ngoại ngữ
    • Tóm tắt về bản thân
    • Tiền án, tiền sự ghi rõ tội danh, mức án, hình phạt.

Vai trò của sổ hộ khẩu

Khoản 1 Điều 26 Luật cư trú 2020 quy định:

1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi chủ hộ;

b) Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

c) Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.

Theo đó, căn cứ các quy định của pháp luật đã nêu ở trên, sổ hộ khẩu là cơ sở pháp lý xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống. Ngoài ra, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất

Ai có quyền đứng tên sổ hộ khẩu?

Khoản 1 điều 25 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 có quy định như sau: 

Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Điều kiện để cá nhân trở thành chủ hộ

Theo đó, có hai điều kiện để một cá nhân có thể trở thành chủ hộ.

  • Thứ nhất là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Thứ hai là cá nhân được các thành viên trong hộ gia đình tin tưởng đề đạt, cử ra để chịu trách nhiệm hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú.

Có thể thấy rằng, pháp luật không quy định bắt buộc ai là chủ hộ khẩu, không áp đặt chủ hộ khẩu phải là người lớn tuổi hay người có tiếng nói trong gia đình. Tất cả đều dựa vào sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta hay thấy người đàn ông  (người chồng, người cha) đứng tên chủ hộ, xuất phát từ tư  tưởng truyền thống của người Việt ta, đề cao vai trò, sức mạnh của người đàn ông trong việc gánh vác trách nhiệm gia đình. 

Quyền của chủ hộ

Theo Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013, chủ hộ khẩu thực hiện; và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký; quản lý cư trú. Cụ thể, chủ hộ khẩu có các quyền căn bản như:

  • Đại diện hộ gia đình đó thực hiện các quyền của hộ dân:
    • Tham gia ý kiến, hoạt động tổ dân phố,
    • Tham gia các hoạt động khác của địa phương
  •  Thực hiện các yêu cầu; hay nghĩa vụ đối với nhà nước hay của địa phương giao phó cho nhân dân.
  •  Quản lý về mặt nhân khẩu, khai báo với cơ quan quản lý nói chung,

Quản lí về mặt nhân khẩu bao gồm các hoạt động như đăng kí và khai báo tạm trú; tạm vắng, thường trú, nhập hộ khẩu, tách sổ hộ khẩu .. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Đăng ký tạm vắng là việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc không có mặt ở nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định.

Tách sổ hộ khẩu có cần chủ hộ đồng ý?

Điều 27 Khoản 1  Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 có quy định về việc tách hộ khẩu như sau:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Trường hợp tách sổ hộ khẩu

Trường hợp thứ nhất: Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường  hợp thứ hai là đối với các trường hợp đã nhập khẩu vào mà không phải trường họp đương nhiên chung một khẩu theo quy định như: “Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.” thì phải được sự đồng ý của chủ hộ khẩu cho tách thì mới được tách trong trường hợp này. Cụ thể là những trường hợp:

Hy vọng bài viết có ích với bạn đọc!

Khuyến Nghị!

1.LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng  tại Việt Nam

2.Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm