Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước luôn được khuyến khích. Thế nhưng, với riêng đối tượng công chức, việc thành lập doanh nghiệp bị cấm. Vậy tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật phòng, chống tham nhũng 2018
Công chức là ai?
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập
+ Cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
+ Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp?
Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, việc không cho phép công chức thành lập doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.
Công chức vừa đồng thời là người quản lý, vừa đồng thời là người kinh doanh sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thu lợi bất chính.
Cũng vì lý do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ/chồng; bố/mẹ; con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; hợp tác xã; trừ trường hợp luật có quy định khác.
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, việc không cho phép công chức thành lập doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.