Ngày 8/8, Cục Hàng không đề nghị Bộ Giao thông vận tải; có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, thống nhất áp dụng việc xác nhận giấy tờ; cho phép các xe, tài xế đưa khách đến sân bay. Theo Cục Hàng không; hiện nay các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và một số sân bay; nằm trong các thành phố, tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng; nên khách và các xe chở khách đi đến sân bay khó khăn. Vậy, Tài xế đưa khách đến sân bay cần mang theo giấy tờ gì? Có phải cầm theo giấy thông hành hay không? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Công văn 8272/BGTVT-VT
Nội dung tư vấn
Tài xế đưa khách đến sân bay cần mang theo giấy tờ gì?
Lái xe đưa khách ra sân bay để bay đi quốc tế; phải kê khai thông tin theo mẫu tại Phụ lục 2 của công văn 8272; có xác nhận của UBND cấp xã/phường.
Trong quá trình đưa khách tới sân bay; lái xe phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc trên xe chỉ chở 1 hành khách; có vé bay đi nước ngoài; khi trở về không được chở thêm người (chỉ duy nhất lái xe).
Khi lực lượng chức năng kiểm tra tại các chốt kiểm soát; lái xe phải xuất trình: Phiếu xác nhận thông tin theo mẫu trên có xác nhận; của UBND cấp xã/phường nơi cư trú của lái xe; kèm theo bản phô-tô vé máy bay của khách đã chở đi; Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực bằng phương pháp RT-PCR; thực hiện nghiêm 5K theo quy định của Bộ Y tế.
Lái xe cũng cần đảm bảo nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đến”; tức chở khách từ điểm xuất phát tới thẳng sân bay và ;quay ngược lại nơi xuất phát đúng lộ trình; không được dừng dọc đường trừ trường hợp cần vệ sinh cá nhân. Lái xe cũng phải chấp hành nghiêm; các yêu cầu về phòng chống dịch của địa phương nơi đi và đến.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, gần đây nhiều người có nhu cầu; đến sân bay để ra nước ngoài làm việc, học tập, song gặp khó; do địa phương đang giãn cách xã hội. Nhiều tài xế từ chối chuyên chở hành khách đến sân bay; do lo ngại không được đi qua các chốt kiểm dịch.
Yêu cầu đối với khách hàng đi quốc tế
Theo Bộ GTVT, vừa qua, nhiều hành khách và lái xe chở khách đi các chuyến bay quốc tế gặp khó khăn khi từ nhà ra sân bay nằm trong các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đặc biệt với khách từ phương lân cận ra sân bay. Trong khi hàng tuần vẫn có một số chuyến bay chở khách quốc tế được thực hiện.
Có địa phương còn yêu cầu tài xế đưa khách tại các sân bay nằm trong vùng áp dụng Chỉ thị 16 khi về địa phương phải cách ly tập trung hoặc tại nhà 14 ngày vì đi/đến vùng dịch.
Tuy nhiên, sau khi Bộ GTVT ban hành Công văn 8272, hành khách đi quốc tế chỉ phải kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu tại Phụ lục 1 của công văn 8272
Quá trình di chuyển tới sân bay, khách phải tuân thủ quy trình khi được kiểm tra: xuất trình tờ khai theo mẫu kèm theo hộ chiếu (kèm theo visa còn hiệu lực); vé máy bay (bằng giấy hoặc điện tử có: Code vé máy bay, số chuyến bay, giờ và ngày bay); Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực bằng phương pháp RT-PCR. Thực hiện đầy đủ biện pháp 5K theo quy định của Bộ Y tế.
Đảm bảo 1 khách đi 1 xe (không đi chung xe với người khác, trừ trường hợp nhiều người trong cùng gia đình, sống cùng nhà và có vé máy bay cùng chuyến).
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; Tài xế đưa khách đến sân bay cần mang theo giấy tờ gì?; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Mua giấy đi đường giả giá 12 triệu đồng, nhóm thanh niên bị xử lý ra sao?
- Vi phạm quy định phòng chống dịch, Giám đốc Sở bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Bộ Y tế hướng dẫn việc vận tải, lưu thông hàng hoá trong nội bộ 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg không yêu cầu lái xe, người đi cùng trên xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, phương tiện phải được khử khuẩn, lái xe được bố trí chỗ riêng, không tiếp xúc với người khác…
Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
Người sử dụng giấy đi đường giả có thể bị khép vào tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.