Vi phạm quy định phòng chống dịch bị xử lý theo quy định như thế nào?

bởi VinhAn
Vi phạm quy định phòng chống dịch, Giám đốc Sở bị xử lý như thế nào?

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, ngày 30/7/2021, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND. Chỉ thị quy định về việc giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh để phòng; chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian giãn cách này, ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh này đã có dấu hiệu vi phạm quy định phòng, chống dịch. Cụ thể, từ ngày 31/7-1/8, các ông Nguyễn Công Thành – Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Định; Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định;Nguyễn Hữu Lộc – kinh doanh khoáng sản titan; Lê Văn Thảo – công tác tại Công ty CP Phú Tài; đã chơi golf tại sân gofl của FLC Quy Nhơn, bất chấp quy định phòng chống dịch đang áp dụng thực hiện tại địa bàn.

Vậy, hành vi vi phạm các quy định phòng chống dịch như trên sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

Tạm đình chỉ công tác có phải hình thức kỷ luật không?

Theo quy định tại khoản 1, điều 15 Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019:

Tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà công chức phải chịu một trong những hình thức kỷ luật gồm:
– Khiển trách
– Cảnh cáo
– Hạ bậc lương
– Giáng chức
– Cách chức
– Buộc thôi việc

Ngoài ra, trong luật cũng quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định tạm đình chỉ với công chức khi:
Công chức đó đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật;
– Nếu để công chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn khi xem xét, xử lý kỷ luật.

Như vậy, có thể thấy, tạm đình chỉ công tác không phải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật công chức. Đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp quá trình xử lý kỷ luật công chức diễn ra thuận lợi hơn. Nên trong trường hợp này, không thể coi việc tạm đình chỉ là một biện pháp kỷ luật với hai vị quan chức trên.

Vậy với vi phạm trên, hai vị quan chức này có thể phải đối mặt với các biện pháp xử lý nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể ở phần dưới đây.

Xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch

Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP  về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức:

Tại khoản 3, điều 7 quy định:

Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Giáng chức.

d) Cách chức.

đ) Buộc thôi việc.

Ngoài ra theo công văn số 732/STP-VB&XLVPHC được Sở Tư Pháp Bình Định quy định như sau:

Nhóm hành vi vi phạm hành chính cần lưu ý như:

Không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết – bị phạt tối đa 3 triệu đồng; không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch – bị phạt tối đa 30 triệu đồng; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người bị phạt tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức…

Vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh công chức có bị cách chức, và buộc thôi việc ngay không?

Những nội dung này đều được quy định trong các điều 11, điều 12, điều 13 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP . Về nguyên tắc các công chức giữ chức vụ quản lý nếu vi phạm lần đầu; hoặc có hành vi vi phạm lần đầu không rơi vào các trường hợp nghiêm trọng được quy định thì sẽ không bị xử lý giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Vi phạm quy định phòng chống dịch của Giám đốc Sở Du lịch Bình Định”. Tất cả mọi thắc mắc về vụ án hoặc những vấn đề pháp lý trong cuộc sống; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giám đốc Sở Du lịch là cán bộ hay công chức ?

Theo khoản 8, Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: Sở Du lịch
Vì vậy, Giám đốc Sở Du lịch là công chức.

Sở là cơ quan Nhà nước thuộc cấp nào?

Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (theo Điều 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP).
Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
– Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
– Thanh tra (nếu có);
– Văn phòng (nếu có);
– Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
– Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Như vậy, Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.


5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm