Tạm giữ đồ vật tài liệu trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

bởi Hà Trang

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Huynh. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Tạm giữ đồ vật tài liệu trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Căn cứ khám xét tài liệu đồ vật khi khám xét? Điều kiện tiến hành biện pháp khám xét thu giữ tạm giữ tài liệu đồ vật? Mong được luật sư giải đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Tạm giữ đồ vật tài liệu trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Theo Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau

– Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

– Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.

Căn cứ khám xét tài liệu đồ vật khi khám xét ?

Theo Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như sau:

– Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

– Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Tạm giữ đồ vật tài liệu trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Tạm giữ đồ vật tài liệu trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Điều kiện tiến hành biện pháp khám xét thu giữ tạm giữ tài liệu đồ vật

Khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được quy định như sau:

  • Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
  • Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
  • Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ theo khoản 1 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thẩm quyền yêu cầu thực hiện biện pháp khám xét thu giữ tạm giữ tài liệu đồ vật

Theo Điều 193 và khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét bao gồm:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
  • Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được thực hiện việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử theo Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông theo khoản 1 Điều 197 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Khi khám xét, Điều tra viên có thẩm quyền được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tạm giữ đồ vật tài liệu trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, công ty tạm ngừng kinh doanh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Có thể bạn quan tâm

Các câu hỏi thường gặp

 Điều tra viên có được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án?

Theo Điều 198, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét có nội dung như sau:
– Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

Mục đích của việc khám xét là gì?

Trong quá trình điều tra, mục đích của việc khám xét là để nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Các đồ vật, tài liệu phát hiện trong quá trình khám xét có thể là tài liệu, vật chứng có liên quan trực tiếp đến vụ án hoặc các đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành như tài liệu phản động, chống phá nhà nước Việt Nam, tài liệu đồi trụy…. Chính bởi vì những lý do đó mà khi khám xét, phát hiện những tài liệu, đồ vật nêu trên, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án.

Hạn chế trong pháp luật tố tụng hiện hành khi thực hiện biện pháp tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án?

Thứ nhất, giữa tên gọi và nội dung của Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không thống nhất. Theo tên gọi của điều luật, đối tượng khám xét bao gồm: người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, về nội dung, Điều 192 chỉ quy định về khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử mà không đề cập đến tài liệu, đồ vật. Mặt khác, theo quy định của điều này thì dữ liệu điện tử là đối tượng khám xét, nhưng dữ liệu điện tử chỉ có thể là đối tượng cần phát hiện, thu thập với tư cách là một loại nguồn của chứng cứ theo điểm c khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chứ không thể là đối tượng khám xét. Trên thực tiễn cũng chưa có Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nào ra lệnh khám xét đối với đối tượng là dữ liệu điện tử.
Thứ hai, theo quy định của Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, mục đích của khám xét là: phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án, phát hiện người bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Trong khi đó, Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án“. Như vậy, trong các đối tượng cần phát hiện, thu thập theo mục đích khám xét nêu trên thì công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có chính là vật chứng. Mặt khác, truy tìm và giải cứu nạn nhân cũng không phải là mục đích khám xét; mục đích khám xét chỉ là phát hiện nạn nhân cũng giống như phát hiện người đang bị truy nã, còn bắt người đang bị truy nã hay giải cứu nạn nhân là biện pháp khác.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm