Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào theo quy định năm 2023?

bởi Hương Giang
Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào

Pháo nổ là vật liệu nguy hiểm, có thể gây tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, việc tàng trữ và sử dụng các loại pháo nổ là hành vi mà pháp luật tuyệt đối nghiêm cấm. Khi phát hiện ra cá nhân, tổ chức có hành vi tàng trữ pháo nổ sẽ bị cơ quan nhà nước xử phạt theo chế tài quy định. Vậy theo quy định hiện hành, Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào? Tàng trữ pháo nổ bị đi tù bao nhiêu năm? Có được kinh doanh pháo nổ không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Pháo nổ là gì?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có định nghĩa khái niệm pháo và pháo nổ như sau:

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Có được kinh doanh pháo nổ không?

Căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định quy định kinh doanh pháo nổ thuộc một trong những ngành nghề bị cấm.

Bên cạnh đó tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì pháo nổ thuộc một trong số các ngành nghề bị cấm.

Theo đó, nếu buôn bán pháo nổ sẽ được xử lý theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào?

Theo Khoản 4, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

Mức xử phạt hành chính hành vi tàng trữ pháo nổ

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.

Hình thức xử phạt bổ sung

Theo Khoản 4, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về hình thức xử phạt bổ sung hành vi tàng trữ pháo nổ như sau:

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.

Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào
Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi tàng trữ pháo nổ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ số pháo tàng trữ và buộc nộp lại tất cả số lợi bất hợp pháp.

Tàng trữ pháo nổ bị đi tù bao nhiêu năm?

Tại Khoản 2 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;

k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

Do đó, việc tàng trữ pháo nổ còn dựa vào khối lượng người đó tàng trữ là bao nhiêu để xác định được việc tàng trữ có nằm trong khung hình phạt hình sự hay không. Nếu như tàng trữ pháo từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tàng trữ pháo nổ xử lý thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục đăng kiểm xe máy nhập khẩu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Tàng trữ bao nhiêu kilôgam pháo nổ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

việc tàng trữ pháo nổ còn dựa vào khối lượng người đó tàng trữ là bao nhiêu để xác định được việc tàng trữ có nằm trong khung hình phạt hình sự hay không. Nếu như tàng trữ pháo từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bị xử phạt như thế nào nếu cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ?

Theo quy định, nếu cá nhân có hành vi sản xuất 100kg pháo nổ thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm theo quy định. Mức phạt cụ thể như thế nào phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra và quyết định của Tòa án.

Cá nhân 17 tuổi chế tạo hơn 100kg pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trường hợp cá nhân 17 tuổi có hành vi sản xuất pháo nổ nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm