Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục hết sức quan trọng đối với chủ sở hữu để xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình. Khi thực hiện thủ tục này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phải tiến hành thẩm định nội dung nhãn hiệu. Vậy, việc thẩm định nội dung như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông cho các bạn về vấn đề này nhé! Hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ; hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Như vậy, nhãn hiệu là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu được đăng ký ở Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ.
Thẩm định nội dung nhãn hiệu là gì?
Thẩm định nội dung nhãn hiệu là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
Thẩm định nội dung nhãn hiệu sẽ được thực hiện sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã thẩm định hình thức nhãn hiệu đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định.
Thẩm định nội dung nhãn hiệu như thế nào?
Việc thẩm định nội dung nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành trong thời hạn 9 tháng.
Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký. Ở quá trình thẩm định nội dung đơn; Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng; hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn; hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa? Cục SHTT sẽ thẩm định phần chữ và phần hình của nhãn hiệu để xem phần mô tả nhãn hiệu đã chính xác hay chưa?
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện; thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Các tiêu chí thẩm định nội dung
Cục SHTT không chỉ thẩm định hình thức nhãn hiệu; mà còn thẩm định nội dung nhãn hiệu; dựa trên các tiêu chí sau:
Các đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp tại Cục SHTT có ngày nộp đơn; hoặc ngày ưu tiên sớm hơn và các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam; mà Cục SHTT đã được WIPO thông báo với ngày nộp đơn; hoặc ngày ưu tiên sớm hơn cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
Các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ; hoặc thừa nhận bảo hộ đang còn hiệu lực tại Việt Nam dùng cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan.
Các nhãn hiệu được đăng ký đã chấm dứt hiệu lực trong thời hạn chưa quá 5 năm. Trừ trường hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực; vì lý do không sử dụng theo quy định của Luật SHTT dùng cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
Các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, tên địa lý; các loại dấu chất lượng dấu kiểm tra; quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia, cờ; tên, biểu tượng của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và thế giới; tên và hình ảnh lãnh tụ, tên và hình ảnh danh nhân Việt Nam, nước ngoài… mà Cục Sở hữu trí tuệ sưu tầm, lưu giữ; hoặc có trong các từ điển thông dụng hoặc được biết đến rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Liên hệ Luật sư X
Hãy liên hệ khi có nhu cầu tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ chính xác nhất của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ; và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động; kinh doanh của doanh nghiệp.
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ; hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Hoặc nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá nhân có thể nộp phí qua dịch vụ bưu chính; hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Việc thẩm định nội dung nhãn hiệu vô cùng quan trọng. Vì quá trình thẩm định nội dung đơn sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Tránh tình trạng trùng; hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn; ảnh hưởng không tốt tới nhãn hiệu của mình.
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hình thức cũng như nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.