Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ chính xác nhất

bởi LSX
tra cứu nhãn hiệu

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: các nhãn hiệu nổi tiếng hay không nổi tiếng mà bạn vẫn nhìn thấy mỗi ngày liệu đã được Pháp luật bảo vệ hay chưa, có “bắt chước” được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có một hình dung về quá trình tra cứu nhãn hiệu, logo cho sản phẩm hàng hóa và hướng dẫn tra cách cứu nhãn hiệu tới mọi người.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chắn hẳn chúng ta ai ai trong đời cũng gặp ty tỷ các loại nhãn hiệu ở khắp mọi nơi. Từ trên bao bì sản phẩm đến trên biển hiệu quán xá; từ nhãn hiệu nổi tiếng sang chảnh đến loại lạ hoắc lạ hơ. Các loại nhãn hiệu như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận… Và chắc chắn chúng ta cũng đã từng tự hỏi rằng nhãn hiệu đó mình có bắt chước được không? Hay các designer hay chủ doanh nghiệp start-up cũng luôn tự hỏi rằng liệu nhãn hiệu của mình có giống của ai không; có được đăng ký để được pháp luật bảo vệ không. Để trả lời cho câu hỏi này, Luật sư X xin đưa ra một vài hướng dẫn tổng quan nhất giúp bạn tra cứu để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu mà bạn muốn:

Nhãn hiệu là gì?

Ta có thể hiểu một cách đơn giản nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các tổ chức; cá nhân khác nhau. Pháp luật quy định nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các tổ chức; cá nhân khác nhau.

Như vậy, theo Pháp luật hiện hành ta có thể hiểu đơn giản Nhãn hiệu có thể là từ ngữ; hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; và  được dùng để phân biệt với nhãn hiệu khác cùng lĩnh vực kinh doanh. 

Ví dụ: Nhãn hiệu YAMAHA được phân biệt với nhãn hiệu HONDA cho lĩnh vực xe gắn máy.
Nhãn hiệu UBER dùng để phân biệt với nhãn hiệu GRAB cho lĩnh vực cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong ngành giao thông vận tải
.

Cách tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ chính xác nhất

Hiện tại; ở Việt Nam; việc tra cứu nhãn hiệu được chia làm 2 loại dựa theo tính chính xác là:

  •  Tra cứu sơ bộ: Mọi người đều có thể tự tra qua website và miễn phí; tuy nhiên tính chính xác không cao.
  •  Tra cứu chi tiết: Tính chính xác lên đến 99% tuy nhiên mất phí; và phải tra cứu thông qua dịch vụ tra cứu nhãn hiệu chi tiết tại các VP Luật; hoặc thông qua Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam…

Trong bài viết này; Luật sư X muốn gửi đến các bạn hướng dẫn chi tiết về tra cứu sơ bộ; và các hướng dẫn cơ bản về Tra cứu nâng cao.

Bước 1:

Truy cập website tra cứu nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (theo đường link: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php). Bạn sẽ thấy một giao diện website như hình bên dưới:

tra cứu nhãn hiệu

Bạn nhìn sang bên trái ở màn hình sẽ thấy chữ “Nhãn hiệu”:

Bạn ấn vào “Nhãn hiệu”, website sẽ chuyển sang giao diện như sau:

Bước 2:

Điền các thông tin tra cứu

Tại giao diện này, bạn có thể thấy rất nhiều trường để lựa chọn. Tùy vào thông tin mà bạn biết về nhãn hiệu muốn đăng ký; bạn có thể chọn một hay nhiều trường về Từ khóaNhãn hiệu tìm kiếm; ... với các điều kiện như “và/hoặc/và không/hoặc không”

Bước 3:

Khi đã điền xong các thông tin cần tìm; các bạn chỉ cần ấn nút “Tìm kiếm” bên dưới màn hình; website sẽ tự chuyển sang một trang kết quả.

Bên dưới là ví dụ về hình ảnh kết quả của website khi tìm kiếm với các trường:

  • Nhãn hiệu tìm kiếm: luật sư X
  • Và – Nhóm SP/DV: 45

(Nhóm 45 là nhóm về Dịch vụ pháp lý; tư vấn pháp luật; luật sư theo bảng phân loại nhóm Ni-xo)

Sau đó, khi thấy nhãn hiệu cần tìm; bạn chỉ cần kích vào phần số đơn; website sẽ tự động chuyển sang màn hình thông tin chi tiết về nhãn hiệu đó

Theo kết quả tra cứu được phía trên, ta có thể hiểu đơn giản là:

Nhãn hiệu nào mới chỉ có Số đơn tức là mới nộp đơn đăng ký chứ chưa được cấp bằng và chưa được pháp luật bảo hộ.

Còn nhãn hiệu nào đã có thông tin về Số bằng rồi tức là đã qua giai đoạn nộp đơn xin bảo hộ; đã được thông qua và được cấp Văn bằng bảo hộ và đã được Pháp luật bảo vệ.

Như vậy; chỉ với một chiếc máy tính có wifi và đúng thời điểm website iplib không bảo trì thì chỉ cần 3 bước đơn giản như trên là bạn có thể tra cứu sơ bộ một số nhãn hiệu rồi. 

“Thì đây sẽ là kết quả trả về”

Trên 1000 kết quả mà lại toàn các nhãn hiệu không liên quan đến “Luật sự X”

Nhưng nếu bạn chỉ thêm 1 trường nữa là trường:
Và – Nhóm SP/DV: 45 

tra cứu nhãn hiệu
Thì kết quả trả về chỉ còn 178 kết quả, giảm đi được 80% các kết quả không cần thiết 

tra cứu nhãn hiệu

Các bước để tra cứu nhãn hiệu chi tiết

Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Bạn có thể điền vào Đơn yêu cầu tra cứu nhãn hiệu ( Tải về theo website của Cục Sở hữu trí tuệ) và nộp tại các địa chỉ sau đây của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:

  • Tại HN: 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
  • Tại Tp.HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Sau đó nộp lệ phí và chờ 1 tháng để nhận kết quả. 

Tra cứu nhãn hiệu tại các VP luật chuyên nghiệp: Thông thường, nếu cần tra cứu chi tiết thông qua các VPLS, chi phí sẽ vào khoảng 1.500.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ. Tuy nhiên thời gian tra cứu sẽ nhanh hơn là các bạn tự nộp tại Cục.

Những cách tra cứu trên đây có thể giúp chúng ta tra cứu dễ dàng các nhãn hiệu tại Việt Nam. Còn nếu bạn muốn tra cứu sâu hơn về các nhãn hiệu đăng ký tại nước ngoài, các bạn có thể vào các website Quốc tế khác và điền các thông tin vào các trường cần thiết để tìm kiếm.

Tuy nhiên, khi tra cứu các website Quốc tế này, đương nhiên các thông tin đều được ghi bằng tiếng Anh nên sẽ hơi khó khăn cho những người không giỏi ngoại ngữ lắm. 

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu đăng ký sở hữu trí tuệ chính xác nhất. Giúp bất cứ ai cũng có thể tra cứu  nhãn hiệu một cách dễ dàng. Để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Luật sư X khuyến cáo mọi người nên tra cứu trước khi lựa chọn logo, tên gọi hay nhãn hiệu cho các sản phẩm, đứa con tinh thần, hay kể cả nghệ danh của bản thân mình. Chúc các bạn may mắn khi tuân thủ pháp luật. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Có thể tra cứu nhãn hiệu ở đâu?

Bạn có thể tra cứu thông tin về các hiệu tại:
– Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
– Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa được lưu trữ tại Cụ sở hữu trí tuệ.
– Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa công bố trên mạng internet tại: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở đâu?

Bạn có thể nộp trực tiếp tại những địa chỉ sau:
– Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
– Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Có cần phải tra cứu nhãn hiệu trước khi bắt đầu đăng ký bảo hộ không?

Tra cứu nhãn hiệu có thể nói là bước quan trọng nhất để bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên không bắt buộc phải thực hiện. Việc tra cứu nhãn hiệu trước giúp chủ doanh nghiệp tránh được những rủi ro phát sinh trong tương lai. Luật sư X cũng cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm