Thay đổi kết cấu xe bị xử phạt như thế nào?

bởi

Hiện nay, việc tham gia giao thông trên đường chúng ta rất dễ bắt gặp những chiếc xe máy có màu sắc sặc sỡ hay tiếng bô nổ do người tham gia giao thông đã thay đổi kết cấu xe. Hành vi này của người tham gia giao thông có vi phạm pháp luật không? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật sư X.

https://www.youtube.com/watch?v=wDRbjNyjhKM

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Thông tư số 14/2015/TT-BCA

Nội dung tư vấn

1. Thay đổi kết cấu xe là gì?

Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008:

“2.Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”.

Mỗi chiếc xe khi lưu thông trên đường tức là kết cấu tổng thành tạo nên chiếc xe đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, việc thay đổi kết cấu không đúng với kiểu dáng, mẫu mã mà nhà sản xuất đã thiết kế là không được phép.

Kết hợp với Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, các hành vi gồm:

  • Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy: Ví dụ như: Đục lại số khung số máy của xe do bị mờ,…
  • Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe: máy 150cc mà số khung, số máy lại thể hiện 100cc không đúng số máy được cấp khi mua xe,…

Ngoài ra còn thể hiện ở hành vi cắt, thêm hay bớt một số bộ phận theo kết cấu hoàn chỉnh của xe không theo nguyên bản của nhà sản xuất,…

Những hành vi này không những gây nguy hiểm cho chính người điều khiển phương tiện bị thay đổi kết cấu mà còn ảnh hưởng đến những người cùng họ tham gia giao thông trên đường. Một chiếc xe nguyên bản luôn đạt sự ổn định, chuẩn xác nhất khi được nghiên cứu đưa vào vận hành

2. Mức phạt đối với hành vi thay đổi kết cấu xe

Mức xử phạt đối với hành vi thay đổi kết cấu xe được quy định tại Khoản 5 Điều 55 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”

Như vậy, tương ứng với những hành vi mà người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm sẽ có những mức xử phạt khác nhau. Hành vi vi phạm đối với cá nhân có thể lên tới 4.000.000 VNĐ và tổ chức lên tới 2.000.000 VNĐ.

Nhà nước quản lý các phương tiện giao thông theo đăng ký, mỗi chiếc xe khi lưu thông trên đường các thông số về kỹ thuật, kiểu dáng, đều đã được ghi nhận trong hồ sơ, việc thay đổi kết cấu của xe dẫn đến khó kiểm soát được các phương tiện giao thông gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát. Chính vì vậy, Nghị định 100/2019/NĐ-CP nâng cao mức phạt đối với Nghị định 171/2013/NĐ-CP thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với những trường hợp thay đổi kết cấu của xe moto xe gắn máy khi tham gia giao thông gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông.

Tham khảo bài viết: Nguyên tắc phạt tiền khi vi phạm giao thông

Hi vọng bài viết này sẽ có X.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm