Thế nào là cố ý phạm tội?

bởi

Bốn yếu tố cấu thành tội phạm: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể, khách thể. Trong đó mặt chủ quan được xem là một trong những yếu tố quan trọng để xác định tội phạm . Mặt chủ quan bao gồ Lỗi. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết , lỗi được chia là hai dạng: cố ý và vô ý. Nếu xác định không đúng về lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến việc định sai tội danh cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể trong vụ án hình sự. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những vấn đề pháp lý liên quan đến Lỗi mà cụ thể là lỗi cố ý.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Lỗi cố ý là gì?

Cố ý có nghĩa là cố tình mong muốn thực hiện một hành vi nào đó.

Theo đó thì cố ý phạm tội được định nghĩa cụ thể tròn Điều 10 luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017). Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Phân loại lỗi cố ý phạm tội

Từ quy định nêu trên có thể thấy rằng; việc phân định trường hợp cố ý phạm tội là dựa vào yếu tố lỗi. Và chúng được chia là hao trường hợp

Cố ý trực tiếp

Định nghĩa: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Về lý trí: người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện; thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi; nghĩa là khi thực hiện hành vi chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho xã hội; đi ngược lại lợi ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội.

Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống; học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật; khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người phát triển bình thường; điều cần đặc biệt nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; không có nghĩa phải nhận được tính trái pháp luật của hành vi. Một người biết hay không biết tính trái pháp luật của hành vi; không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không có lỗi; khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.

Thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi là hình dung ra những nét chung nhất; những đặc điểm nổi bật nhất của hậu quả do hành vi sẽ gây ra. Sự thấy trước hậu quả của hành vi; có thể ở mức độ hình dung ra hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra; hoặc có thể xảy ra và sự thấy trước này xuất hiện trước hoặc trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Như vậy, trong trường hợp này người phạm tội nhận thức rõ; đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó.

Về mặt ý chí: người phạm tội mong muôn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra; mong muốn hậu quả mà họ đã “thấy trước”; đã hình dung ra khi thực hiện hành vi sẽ xuất hiện trên thực tế.

Như vậy có thể thấy rằng; Lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm chính:

  • Người phạm tội thấy trước hành vi nguy hiểm cho xã hội
  • Người phạm tội thấy trước hậu quả tác hại của hành vi đó
  • Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

Ví dụ: A 18 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự; vì mâu thuẫn với B nên đã bỏ thuốc chuột vào nước cho B uống. Hậu quả B chết tại chỗ.

Cố ý gián tiếp

Định nghĩa: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó; không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện; thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nghĩa là hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này; người phạm tội chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra.

Ví dụ: B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra; nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp

  • Chú ý: Nhiều người nhầm lẫn giữa lỗi cố ý gián tiếp và vô ý do quá tự tin. Điều này cần phải chú ý để tránh nhầm lẫn. 
  • Lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin giống nhau ở chỗ người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội; đều nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra; và đều không mong muốn hậu quả đó xảy ra.
  • Lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin có một điểm khác nhau cơ bản; đó là: ở lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi chấp nhận khả năng hậu quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin; người thực hiện hành vi loại trừ khả năng hậu quả xảy ra; và tin rằng hậu quả không xảy ra.

Trách nhiệm hình sự thì lỗi cố ý gián tiếp nhẹ hơn so với lỗi cố ý trực tiếp.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Lỗi vô ý do quá tự tin là gì?

Câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị phạm tội là gì?

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định.

Vô ý phạm tội là gì?

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Tội phạm là gì?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị; chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh; trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm