Thế nào là vật đồng bộ, vật cùng loại, vật đặc định

bởi Luật Sư X

Vật đồng bộ, vật cùng loại, vật đặc định được pháp luật dân sự quy định như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm vật cùng loại và vật đặc định

Vật cùng loại

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và thường được xác định hằng những đơn vị đo lường như kg, m, lít… Ví dụ: Xăng dầu cùng loại, xi măng cùng loại của một nhà máy sản xuất

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế được cho nhau. Theo nguyên tắc chung, nếu vật cùng loại bị tiêu huỷ có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác.

Vật đặc định

Vật đặc định là những vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó với ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Trong vật đặc định, người ta xác định vật độc nhật (không có vật thứ hai) và vật đặc định hóa. Khi vật đặc định độc nhất bị tiêu huỷ, thì không thể thay thế bằng vật khác, quan hệ pháp luật vé sở hữu đối với vật cũng chấm dứt. Ví dụ: Bức tranh cổ của một họa sỹ, các loại đổ cổ quý hiếm …

Còn vật được đặc định hóa là trong các vật cùng loại người ta tách nó ra bằng một dấu hiệu do con người đặt ra: Đánh dấu đồ vật bằng những ký hiệu riêng biệt, lựa đóng vào bao riêng, thực phẩm để trong những dụng cụ riêng. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định, thì phải chuyển giao đúng vật đó.

Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp; liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần; các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách; chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Tập hợp các vật phải liến bộ với nhau thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần; các  bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách; 1 chủng loại, thông số kỹ thuật, thì không sử dụng được; hoặc giá trị sử dụng của vật đố bị giảm sút. Có thể coi vật đồng bộ là những vật có “đôi”: Đôi giày, đôi dép, đôi găng tay.

Vật đồng bộ là đổi tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự. Vì vậy, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ, thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành vật đồng bộ. Trong một giao dịch, chúng ta không thể chuyển giao một cái dép trong một đôi dép, một chiếc giày trong một đôi giày, bởi vì việc chuyển giao sẽ làm cho vật mất đi giá trị của nó, không tạo thành tác dụng vốn có của nó,… Tuy nhiên,các bên có thể thoả thuận từng vật trong “bộ” đó để chuyển giao riêng biệt. Một cái ghế hoặc chỉ một cái bàn.

Có thể bạn quan tâm:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm