Thủ tục thành lập công ty sản xuất điện máy

bởi Vudinhha
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về sử dụng điện ngày càng tăng cao. Đây được xem như là điều kiện mày mở để các công ty sản xuất điện máy ăn nên làm ra. Vì nhìn thấy được màu mở này mà hiện nay có rất nhiều người muốn thành lập công ty sản xuất điện máy, nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để thành lập công ty sản xuất điện máy nhanh và thuận lợi nhất. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty sản xuất điện máy.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Công ty là gì?

Công ty là sự liên  kết của hai hay  nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt  mục tiêu chung. Một khái niệm được mọi người thường dùng để thay thế “công ty” đó chính là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể coi như một sai lầm theo hệ thống, tức đã ăn sâu vào tư duy của mỗi cá nhân, rằng nhắc đế n công ty là nhắc đến doanh nghiệp. Họ luôn đánh đồng công ty và doanh nghiệp là một. 

Dưới góc độ ngôn ngữ học, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tên gọi riêng, trụ sở riêng và hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Hiện nay nước ta có 7 loại hình doanh nghiệp chính. Đó là:

  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Hợp tác xã 
  • Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
  • Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
  • Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh

Theo đó, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được coi là công ty, còn lại là các loại hình khác của doanh nghiệp. Do vậy, có thể hiểu công ty là một tập con của tập doanh nghiệp, mang một phần tính chất cơ bản của doanh nghiệp, tiêu  biểu như: 

  • Tài sản của chủ sở hữu tách biệt hoàn toàn với công ty;
  • Chủ sở hữu có trách nhiệm hữu hạn với công ty;
  • Có khả năng chuyển nhượng cổ phần và vốn góp;
  • Quản lý tập trung và thống nhất;
  • Công ty có tính chất pháp nhân.

2. Thủ tục thành lập công ty sản xuất điện máy

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Thời hạn giải quyết: 04-06 ngày làm việc

Một số lưu ý khi thành lập công ty sản xuất hàng điện tử

  • Tên doanh nghiệp: Theo quy định tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, xã hội ..trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.; hay cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Về địa chỉ trụ sở chính: Không được đặt tại chung cư và nhà tập thể;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân: Phải còn thời hạn (Với chứng minh nhân dân là 15 năm)
  • Vốn điều lệ: Doanh nghiệp cân nhắc mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh và không nên để mức vốn quá cao vì tăng vốn thì đơn giản nhưng nếu giảm vốn thì lại phức tạp với những điều kiện riêng.
  • Ngành nghề đăng ký: Với lĩnh vực sản xuất hàng điện máy thì doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau, bên cạnh đó đăng ký thêm những mã ngành mà doanh nghiệp dự định sẽ hoạt động

STT

Tên ngành

Mã ngành

1.

Sản xuất linh kiện điện tử

2610

2.

Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

2620

3.

Sản xuất thiết bị truyền thông

2630

4.

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

2640

5.

Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại

2733

6.

Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng

2740

7.

Sản xuất đồ điện dân dụng

2750

8.

Sản xuất thiết bị điện khác

2790

9.

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4649

10.

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

4651

11.

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

 

4652

12.

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4659

13.

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

4741

14.

Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh

4742

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục thành lập công ty sản xuất điện máy. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm