“Chào luật sư, chú tôi là cảnh sát hình sự. Hôm trước, chú đi công tác về nhà có để 1 khẩu súng trong tủ. Cháu tôi tưởng là đồ chơi; lấy đi chơi. Trong quá trình chơi thì; do bạn trêu nên cháu tôi có lấy súng dọa bắn. Nhưng không ngờ súng có đạn và cháu bắn vào tay bạn. Bạn cháu được đưa đi cấp cứu và hiện sức khỏe đang dần ổn định. Luật sư cho tôi hỏi Vậy chú tôi do Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Luật sư X xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)
Nội dung tư vấn
Đối với trường hợp trên, chú bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng. Được quy định tài Điều 308 Bộ luật hình sự
Vũ khí là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018), thì:
“Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. “
Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí là gì?
Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí được hiểu là hành vi của người được giao vũ khí; đã để cho người khác sử dụng vũ khí, đến gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
Cấu thành tội phạm của Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi theo luật quy định.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 thuộc Chương XXI Bộ luật hình sự. Như vậy, chủ thể của tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về quản lý, giữ gìn vũ khí, vật liệu, công cụ hỗ trợ. Những quy định này nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; gây hậu quả nghiêm trọng là do vô ý; tức là người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra; hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậy quả đó.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi. Có hành vi thiếu trách nhiệm (tức làm không đầy đủ trách nhiệm) trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Hành vi này được biểu hiện như: Được giao trực tiếp giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; nhưng đã lơ là chủ quan không thực hiện đúng quy định; về quản lý vũ khí đã để cho người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đó; và đã gây ra hậu quả là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Nhà nước; về việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng xảy ra
Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí bị xử lý như thế nào?
Theo điều 308, Bộ luật hình sự 2017; quy định về tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vât liệu nổ, công cụ hỗ trợ; gây hậu quả nghiêm trọng.
Có các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào được giao vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng; thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Giải quyết tình huống
Như vậy, chú bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm; Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vât liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng. Mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm. Ngoài ra chú bạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép bị xử phạt ra sao?
- Mang vũ khí vào sân vận động bị tội gì?
- Những loại vũ khí bị cấm và ai được sử dụng?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về“Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí bị xử lý như thế nào?“. Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục một cách nhanh và chính xác nhất hãy vui lòng liên hệ với văn phòng của chúng tôi hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định công an tỉnh được trang bị vật liệu nổ quân dụng như sau:
“Điều 3. Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
b) Trại giam, trại tạm giam;
c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
d) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Công an xã, phường, thị trấn.
…….
3. Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.”
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc dùng các thủ đoạn khác chiêm đoạt tài sản các đôi tượng nói trên.