Thỏa ước lao động tập thể là gì?

bởi Hoàng Hà

Thỏa ước lao động tập thể là một từ ngữ khá xa rời và lạ lẫm với người lao động. Vậy thỏa ước lao động tập thể là gì? Bản chất có giống với hợp đồng lao động hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Theo Điều 75 Bộ luật lao động năm 2019; có quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể

1, Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

2, Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Theo quy định trên; Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động; về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Thực chất, thỏa ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp; trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động; về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động.

Đặc điểm của thỏa ước lao động tập thể

Tính hợp đồng của thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước này được hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa các bên (tập thể người lao động với người sử dụng lao động). Nội dung của thỏa ước này thường là các điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động để có lợi hơn với người lao động. Vì vậy thỏa ước tập thể là kết quả của sự tự do thỏa thuận bằng hình thức văn bản. Đây là yếu tố quan trọng nhất của thỏa ước lao động tập thể.

Tính quy phạm của thỏa ước lao động tập thể

Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thỏa ước lao động tập thể với hợp đồng lao động. Tính chất này được thể hiện qua nội dung thỏa ước, trình tự ký kết thỏa ước và hiệu lưc của thỏa ước.

  • Về nội dung thỏa ước: thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị nên nội dung của thỏa ước thường được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo từng điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên…
  • Về trình tự ký kết thỏa ước: Trước khi ký kết thỏa ước, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa ước. Thỏa ước chỉ được ký kết nếu đa số những người lao động trong doanh nghiệp tán thành với nội dung của nó.
  • Về hiệu lực thỏa ước: khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết thì sẽ có hiệu lực trong toàn bộ đơn vị, tất cả thành viên công ty từ người sử dụng lao động đến người lao động đều phải có trách nhiệm thực hiện.

Tính tập thể của thỏa ước lao động tập thể

Tính tập thể này được thể hiện rất rõ trong chủ thể và nội dung của thỏa ước.

  • Về chủ thể tham gia thỏa ước: có sự tham gia của hai bên là tập thể người lao động ;và người sử dụng lao động. Đại diện tập thể người lao động tham gia thương lượng không phải vì lợi ích của cá nhân; hay một số người lao động mà là vì lợi ích của tất cả mọi người lao độngtrong doanh nghiệp.
  • Về nội dung thỏa ước: các thỏa thuận bao giờ cũng liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể trong đơn vị.

Phân biệt thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Sự khác nhau giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động như sau:

Khái niệm

  • Hợp đồng lao động: Bộ luật lao động có quy định hợp đồng lao động; là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động; về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ; của mỗi bên trong quan hệ lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể: Bộ luật lao động quy định thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động; và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Phân loại

Chủ thể tham gia ký kết

  • Hợp đồng lao động:
    • Người lao động: Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân; trong trường hợp người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi.
    • Người sử dụng lao động: doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình; cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; cá nhân.
  • Thỏa ước lao động tập thể:
    • Đại diện tập thể lao động tại cơ sở (có thể là tổ chức công đoàn).
    • Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

Hình thức

  • Hợp đồng lao động: phải được được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản; trừ trường hợp đối với công việc tạm thời dưới 3 tháng. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
  • Thỏa ước lao động tập thể:
    • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp phải làm thành 05 bản trong đó; mỗi bên ký kết giữ 01 bản; 1 bản giử cơ quan nhà nước; 01 bản giử công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; và 01 bản giử tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên.
    • Thỏa ước lao động tập thể ngành phải làm thành 04 bản trong đó; mỗi bên ký kết giữ 01 bản; 1 bản giử cơ quan nhà nước; 01 bản giử công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Hiệu lực pháp luật

  • Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Hiệu lực của hợp đồng lao động thấp hơn hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể.
  • Thỏa ước lao động tập thể: Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể được ghi trong thỏa ước. Trong trường hợp thỏa ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực; thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể cao hơn hợp đồng lao đồng.

Thời hạn hợp đồng

  • Hơp đồng lao động: tùy vào từng loại hợp đồng, cụ thể:
    • Hợp đồng không xác định thời hạn: không xác định thời hạn chấm dứt hợp đồng.
    • Hợp động xác định thời hạn: thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
    • Hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định: thời hạn hợp đồng dưới 12 tháng.
  • Thỏa ước lao động tập thể:
    • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thỏa ước lao động tập thể; thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
    • Thỏa ước lao động tập thể ngành: có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

Cơ sở phát sinh tranh chấp

  • Hơp đồng lao động: Tranh chấp lao động về quyền; nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể: gồm có
    • Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với ngưởi sử dụng lao động; phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác.
    • Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động; phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế; và thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lương giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Nội quy công ty cần quy định những vấn đề gì theo quy định mới 2021?

Câu hỏi thường gặp

Có cần lấy ý kiến người lao động trước khi ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp không?

Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

Cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do ai quyết định?

Cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

Thỏa ước lao động tập thể ngành cần lấy ý kiến của ai?

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm