Thời hạn phục hồi điều tra vụ án hình sự?

bởi Luật Sư X
Thời hạn phục hồi điều tra vụ án hình sự?

Việc buộc tội và kết án một người nào đó cần phải trải qua một quá trình tố tụng; bao gồm nhiều bước nghiêm ngặt. Trải qua nhiều bước gồm điều tra; truy tố; xét xử để đảm bảo việc chứng minh mọi tình tiết phạm tội một cách rõ ràng; đảm bảo kết án đúng người, đúng tối. Tuy nhiên, có không ít vụ án lâm vào thế bế tắc ngay từ giai đoạn điều tra. Nhưng một thời gian sau, khi có các tình tiết mới; hoặc vì các lý do khác mà cơ quan cảnh sát điều tra xét thấy có thể phục hồi lại quá trình điều tra vụ án; tiếp tục chứng minh tội phạm. Vậy thời hạn phục hồi điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Tố tụng hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Khi nào thì được phục hồi điều tra một vụ án hình sự?

Các vụ án hình sự lâm vào bế tắc trong giai đoạn điều tra; khi các cơ quan tố tụng ban hành quyết định đình chỉ điều tra. Hậu quả của việc đình chỉ điều tra sẽ dẫn tới việc các hoạt động điều tra liên quan đến vụ án sẽ bị tạm dừng lại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tội phạm được coi là đã thoát tội. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm bảo lưu quyền điều tra; truy tố; xét xử đối với các tội phạm đã diễn ra; nhưng vì lý do nào đó khiến việc cho hoạt động tố tụng không thể diễn ra được.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính kể từ khi hành vi phạm tội được diễn ra.  Thời điểm kết thúc thời hiệu này tùy thuộc vào loại tội phạm của chủ thể gây án. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng dựa vào nhiều yếu tố khác.

Tham khảo bài viết của chúng tôi: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
 

Vốn dĩ khi vụ án bị tạm đình có nghĩa là tội phạm chưa được thoát tội; vì hoạt động điều tra mới chỉ bị tạm dừng lại tại thời điểm đó. Và vì mới chỉ bị tạm dừng, nên vẫn có khả năng trong tương lai hoạt động điều tra sẽ được khôi phục lại.

Lưu ý rằng, phải phân biệt với các vụ án đã bị đình chỉ; tức là quá trình điều tra vụ án đã chính thức chấm dứt. Khi ấy, hoạt động điều tra sẽ không được khôi phục. Khi vụ án bị đình chỉ, nếu sau này người phạm tội đầu thú; hoặc phát hiện những tình tiết mà xét thấy có yếu tố phạm tội thì cơ quan tố tụng buộc phải thực hiện lại từ đầu các giai đoạn tố tụng. Cụ thể tại Điều 235 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 235. Phục hồi điều tra

1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra; nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra; hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp; bị can; người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại; đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Điều kiện cần thiết để phục hồi điều tra

Có 2 điều kiện cần thiết để phục hồi điều tra một vụ án. Đó là khi chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; và  cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định điều tra lại vụ án.

Theo quy định nêu trên, nguyên nhân dẫn tới quá trình phục hồi điều tra là “khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra”. Tuy nhiên về các lý do cụ thể nào để có thể phục hồi điều tra thì chưa được quy định cụ thể. Và trong thực tế điều này cũng gây không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi việc thực thi luật.

Nguyên nhân thứ hai có thể “kích hoạt” hoạt động điều tra trở lại đó là trường hợp khi bị can; bị cáo yêu cầu điều tra lại vụ án sau khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.

Thời hạn phục hồi điều tra

Để đảm bảo quá trình tố tụng vụ án được diễn ra nhanh gọn; đúng pháp luật việc phục hồi điều tra vụ án quy định trong thời gian giới hạn. Cụ thể khoản 1 Điều 174 quy định như sau:

Điều 174. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại

1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này; thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án; thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.

Ngoài ra, đối với trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung; thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thời hạn không quá 01 tháng.

Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần; và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.

Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án; và yêu cầu điều tra bổ sung.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … :  0833102102.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

Câu hỏi thường gặp

 

Phục hồi điều tra là gì?

Phục hồi điều tra là một giai đoạn đặc biệt của quá trình điều tra. Giai đoạn phục hồi điều tra chỉ xuất hiện khi có những tình tiết đặc biệt và trước đó cuộc điều tra đã được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ do hết thời hạn điều tra mà chưa chứng minh được tội phạm.

Quyền của bị can đối với việc phục hồi điều tra là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 bị can có quyền yêu cầu điều tra lại nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại.
Căn cứ khoản 2 Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra; bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can có quyền được Cơ quan điều tra gửi quyết định phục hồi điều tra.

Luật hình sự là gì?

Luật hình sự là một trong những ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đó bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước thực hiện ban hành, xác định về những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời cũng quy định về hình phạt đối với các tội phạm.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm