Như đã biết khai sinh là một quyền mà một đứa trẻ nào sinh ra cũng có. Trong trường hợp một đứa trẻ được sinh ra bởi một cặp vợ chồng hợp pháp thì việc đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như bình thường theo quy định của pháp luật. Nhưng có những đứa trẻ sinh ra nhưng cha mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp. Vậy trong trường hợp này được coi là con ngoài giá thù; thì thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thù được thực hiện thế nào? Hãy cùng với Luật sư X làm rõ qua bài viết dưới nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Con ngoài giá thú là gì?
Hiện nay không có bất cứ văn bản pháp lý nào quy định về định nghĩa của con ngoài giá thú. Tuy nhiên, một cách hiểu khái quát nhất; con ngoài giá thú là con được sinh ra mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật.
Con ngoài giá thú được sinh ra trong các trường hợp:
- Nam, nữ (đều còn độc thân) có quan hệ tình cảm với nhau; sinh con ra nhưng không kết hôn với nhau.
- Nam, nữ có con với nhau; tuy nhiên một trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Về thẩm quyền đăng ký khai sinh, tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh
Như vậy, UBND cấp xã nơi cư trú của người cha; người mẹ sẽ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con; bao gồm cả trường hợp làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha; mẹ thì UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Người thực hiện thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Tờ đăng ký khai sinh (theo mẫu).
- Giấy chứng sinh của cơ quan; tổ chức y tế có thẩm quyền. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
- Giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
Cụ thể, căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định; cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước; nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa; đồ dùng; vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người; có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ; người thực hiện đăng ký khai sinh con ngoài giá thú nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha; mẹ tiến hành đăng ký khai sinh cho con. Bên cạnh việc trực tiếp nộp hồ sơ; người có quyền đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của UBND nơi cư trú của cha, mẹ của con.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khai sinh cho con ngoài giá thú kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và có căn cứ theo quy định của pháp luật thì tiến hành việc vào sổ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh cho con ngoài giá thú.
Trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú khi không xác định được cha
Thủ tục này được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó:
Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống
Tuy nhiên trong trường hợp khi tiến hành khai sinh; người cha thực hiện thủ tục nhận con theo quy định; với trường hợp này thì việc xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch sẽ do hai người thỏa thuận; không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Ngày, tháng, năm sinh của trẻ em được xác định theo ngày dương lịch. Về nơi sinh; giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh (văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; giấy cam đoan về việc sinh)
Như vậy, trong trường hợp này đăng ký khai sinh con ngoài giá thú cần thực hiện đồng thời hai thủ tục là thủ tục khai sinh và thủ tục nhận cha, con.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp đăng ký khai sinh con ngoài giá thú đúng hạn thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký khai sinh. Trường hợp làm giấy khai sinh quá thời hạn quy định thì phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định.
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Giấy khai sinh có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
– Trẻ sinh ra trong; ngoài lãnh thổ Việt Nam có cha và mẹ là công dân Việt Nam thì mang quốc tịch Việt Nam
– Trẻ em sinh ra trong; ngoài lãnh thổ Việt Nam có cha; mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch thì mang quốc tịch Việt Nam.
– Trẻ em sinh ra có cha; mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài thì mang quốc tịch Việt Nam; nếu có văn bản thỏa thuận tại thời điểm đăng ký khai sinh.
– Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cả cha và mẹ đều là người không quốc tịch; nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.