Chào Luật sư, gia đình tôi dự định sẽ đặt cọc mua miếng đất thổ cư trong khu đô thị Sao Mai tại tỉnh An Giang vào tháng 11/2023. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc đặt cọc được diễn ra thuận lợi tôi muốn tìm hiếu trước về quy trình, thủ tục đặt cọc nhà đất tại Việt Nam. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất gồm những bước nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất gồm những bước nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Khái niệm về Đặt cọc mua bán nhà đất
Đặt cọc nhà đất là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến tại Việt Nam. Thông qua biểm pháp đặt cọc, người bán đất sẽ có lòng tin hơn với người đi mua đất về việc họ sẽ mua mảnh đất của mình và giao toàn bộ số tiền chuyển nhượng đất như đã thoả thuận. Tại Việt Nam việc đặt cọc đất đai có thể hiện ra thông qua nhiều phương thức trong đó phổ biến nhất có thể kể tên đến là đặt cọc tiền, đặt cọc vàng.
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất gồm những bước nào?
Bước 1: Thoả thuận mua bán nhà đất và thoả thuận về số tiền đặt cọc.
Để có thể tiến hành đặt cọc đất cho một nơi nào đó, người mua cần phải thoả thuận được với người có quyền sử dụng đất về giá mua bán của gói nhà đất sẽ như thế nào, nếu thỏa thuận thành công bạn sẽ tiến hành thỏa thuận đặt cọc cho gói nhà đất đó ở mức phần trăm cụ thể.
Bước 2: Biên soạn hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán nhà đất có điều khoản đặt cọc.
Sau khi đã thỏa thuận xong phần trăm đặt cọc, các bên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng. Tùy vào nhu cầu của các bên mà có thể soạn thảo hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán nhà đất có điều khoản hợp đồng đặt cọc.
Bước 3: Tiến hành công chứng hoặc chứng thực.
Do hợp đồng có liên quan đến chuyển quyền sử dụng nhà và tài sản gắn liền với đất nên cần phải có sự công chứng hoặc chứng thực của tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp lệ về hình thức và hợp pháp về nội dung.
Bước 4: Tiến hành đặt cọc.
Sau khi có hợp đồng hai bên tiến hành đặt cọc như đúng thỏa thuận.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chuẩn quy định
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất chính là các vấn đề phát sinh dẫn đến hợp đồng đặt cọc của bạn có thể dẫn đến vô hiệu. Nguyên nhân chủ yếu thường rơi vào là do người ký kết hợp đồng đặt cọc không có thẩm quyền hoặc hợp đồng đặt cọc có được do hành vi lừa đảo của tội phạm hoặc đặt cọc để mua bán những loại hàng hóa bị pháp luật nghiêm cấm. Chính vì thế bạn phải tránh hợp đồng đặt cọc rơi vào các trường hợp mà chúng tôi đề cập.
Theo Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc vô hiệu có thể bị vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp sau:
– Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
– Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực không?
Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng/chứng thực không? Câu trả lời là tùy vào loại hợp đồng đặt cọc của bạn là loại hợp đồng nào. Giả sử các hợp đồng đặt cọc của bạn có liên quan đến chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thì bạn phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng của bạn, ngược lại hợp đồng của bạn là hợp đồng đặt cọc mua bán tài sản bình thường thị bạn có thể ký kết hợp đồng mà không cần tiến hành đặt cọc.
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất quy định như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất gồm những bước nào?“. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
– Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
– Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
– Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giải quyết tiền đặt cọc mua đất như sau:
– Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Bộ luật Dân sự 2015 không quy định đặt cọc phải lập thành văn bản. Vì vậy bạn có thể ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà bằng bất cứ hình thức nào như lời nói, văn bản,… Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên lập hợp đồng bằng văn bản để có thể tránh trường hợp xảy ra tranh chấp thì có thể dựa vào hợp đồng này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn