Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tôi có thắc mắc về thủ tục đổi giấy phép lái xe, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là giấy phép lái xe ô tô của tôi sắp hết hạn, bạn bè nói rằng cần thực hiện thủ tục đổi bằng lái nếu không sẽ bị xử phạt. Tôi thắc mắc về thủ tục đổi bằng lái ô tô sắp hết hạn hiện nay sẽ được diễn ra như thế nào? Tôi cần chuẩn bị những hò sơ gì để thực hiện thủ tục này và mức lệ phí cần nộp khi đổi bằng lái là bao nhiêu? Mong được luật sư giải đáp, tôi cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết hưu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hồ sơ thực hiện thủ tục đổi bằng lái ô tô gồm những gì?
Căn cứ Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định:
“Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
c) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
2. Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
3. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.
5. Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của cá nhân; trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.”
Theo đó, hồ sơ để đề nghị cấp đổi giấy phép lái xe gồm có:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Giấy khám sức khỏe;
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Hồ sơ trên gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Thủ tục đổi bằng lái ô tô sắp hết hạn năm 2023
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định:
“8. Trình tự thực hiện đổi giấy phép lái xe:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do;
d) Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải; bản sao đối với đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản (trừ trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến).”
Theo đó thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Mức phí cấp đổi giấy phép lái xe là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định:
“Điều 3. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp giấy phép lái xe và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo đó tại biểu mức thu phí sát hạch; lệ phí cấp phép lái xe; lệ phí đăng ký, cấp biển chuyên dụng ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định:
Tổng hợp các chi phí đổi GPLX:
STT | Hạng mục | Chi phí |
1 | Phí cấp đổi GPLX | 135.000 đồng |
2 | Giấy khám sức khỏe | 320.000 đồng |
3 | Chụp ảnh (3X4 hoặc 4X6) | 40.000 đồng |
4 | Phô tô | 5.000 đồng |
Tổng chi phí | 500.000 đồng |
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục đổi bằng lái ô tô sắp hết hạn năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mục đích sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Thông tin liên hệ:
- Lấn làn ô tô phạt bao nhiêu?
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô có bắt buộc không?
- Các loại bảo hiểm xe ô tô bắt buộc
Câu hỏi thường gặp:
Hạng B1 có thời hạn tới tuổi nghỉ hưu, cụ thể Hạng B1 có giá trị thời hạn đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
Bằng lái xe ô tô hạng b1 được điều khiển xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg (không được phép kinh doanh).
Hạng B2 có thời hạn 10 năm. Hạng B2 được điều khiển các loại xe như hạng B1. Bên cạnh đó còn được tham gia vận tải kinh doanh.
Hạng C có thời hạn 5 năm. Bằng lái xe hạng C sẽ được lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định ở hạng B2.
Hạng D có thời hạn 5 năm. Bằng lái xe hạng D lái xe ôtô chở khách từ 10-32 chỗ và các loại xe quy định ở hạng C.
Hạng E có thời hạn 5 năm. Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
Hạng F có thời hạn 5 năm. Hạng F được cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ôtô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa.
– Giấy phép lái xe bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.
– Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng.
– Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ được đổi Giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch so với năm sinh, họ, tên, tên đệm trên giấy chứng minh nhân dân.
– Giấy phép lái xe có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe (Giấy phép lái xe hợp lệ).
Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe; và mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự ôtô không mang theo giấy phép lái xe.